Content text C5 - FILE DE (HS).docx
NỘI DUNG CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN & ĐIỆN PHÂN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 2 CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC 2 CHỦ ĐỀ 2: ĐIỆN PHÂN 8 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 5 13 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 14 PHẦN 1: MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN (ÔN TẬP KIẾN THỨC) 14 Dạng 1: Thế điện cực chuẩn 14 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 16 Dạng 3: Điện phân 17 PHẦN 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) 18 MỨC 1: NHẬN BIẾT 18 Dạng 1: Thế điện cực 18 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 20 Dạng 3: Điện phân 23 MỨC 2: THÔNG HIỂU 26 Dạng 1: Thế điện cực 26 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 28 Dạng 3: Điện phân 30 MỨC 3: VẬN DỤNG 33 Dạng 1: Thế điện cực 33 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 35 Dạng 3: Điện phân 36 PHẦN 3: TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI 38 Dạng 1: Thế điện cực 38 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 40 Dạng 3: Điện phân 45 PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN 48 MỨC 2: THÔNG HIỂU 48 Dạng 1: Thế điện cực 48 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 49 Dạng 3: Điện phân 50 MỨC 3: VẬN DỤNG 50 Dạng 1: Thế điện cực 50 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) 52 Dạng 3: Điện phân 53 C. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 5 THEO KIỂU MINH HỌA 2025 54 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC I. CẶP OXI HOÁ – KHỬ Dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử của kim loại. Ví dụ: Al 3+ /Al; Zn 2+ /Zn; Cu 2+ /Cu. Tổng quát, dạng oxi hoá (M n+ ) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử M n+ /M, giữa chúng có mối quan hệ: M n+ + ne ⇀ ↽ M dạng oxi hoá dạng khử Trong cặp oxi hoá - khử của kim loại, dạng oxi hoá và dạng khử có thể tồn tại ở dạng ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử hoặc dạng phân tử, ví dụ: Fe 3+ /Fe 2+ ; [Ag(NH 3 ) 2 ] + /Ag; AgCl/Ag;... Các nguyên tố phi kim cũng có các cặp oxi hoá - khử tương ứng, ví dụ: 2H + /H 2 ; Cl 2 /Cl - ;... II. THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN 1.Điện cực: Ứng với mỗi cặp oxi hoá - khử có thể thiết lập một điện cực, tại đó tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hoá và dạng khử. Ví dụ: Đối với cặp Zn 2+ /Zn, thiết lập được điện cực kẽm bằng cách cho thanh Zn tiếp xúc trực tiếp với dung dịch muối chứa ion Zn 2+ (Hình a). Tương tự, đối với cặp Cu 2+ /Cu cũng thiết lập được điện cực đồng như hình b. Tại ranh giới giữa kim loại và dung dịch chất điện li của mỗi điện cực tồn tại cân bằng: Zn 2+ + 2e ⇌ Zn; Cu 2+ + 2e ⇌ Cu 2. Thế điện cực chuẩn Thế điện cực của cặp oxi hoá - khử của kim loại trong điều kiện chuẩn (nồng độ ion kim loại trong dung dịch là 1 M, nhiệt độ 25°C) được gọi là thế điện cực chuẩn của kim loại (hay thế khử chuẩn của kim loại), kí hiệu là E° oxi hoá/khử và thường có đơn vị là volt (vôn). Giá trị thế điện cực chuẩn càng nhỏ thì dạng khử có tính khử càng mạnh (kim loại càng mạnh) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng yếu Giá trị thế điện cực chuẩn càng lớn thì dạng khử có tính khử càng yếu (kim loại càng yếu) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng mạnh.
Giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi - hoá khử
3.Ý nghĩa của thế điện cực chuẩn a) So sánh tính khử, tính oxi hóa giữa các cặp oxi hoá - khử Giữa hai cặp oxi hóa - khử, cặp có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn thì dạng khử có tính khử mạnh hơn, còn dạng oxi hóa có tính oxi hóa yếu hơn và ngược lại => có thế ( oE ) nhỏ - kim loại mạnh. Ví dụ: 2o Cu/CuE = + 0,340 V < o Ag/AgE = + 0,799 V nên tính khử của Cu mạnh hơn Ag, tính oxi hoá của ion Cu 2+ yếu hơn Ag + ở điều kiện chuẩn. Trên cơ sở so sánh giá trị thế điện cực chuẩn, các cặp oxi hoá - khử M n+ /M được sắp xếp thành dãy theo chiều tăng dần thế điện cực chuẩn, thường gọi là dãy điện hoá của kim loại: Tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần K + Ba 2+ Ca 2+ Na + Mg 2+ Al 3+ Zn 2+ Fe 2+ Ni 2+ Sn 2+ Pb 2+ 2H + Cu 2+ Fe 3+ Ag + Hg 2+ Pt 2+ Au 3+ K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H 2 Cu Fe 2+ Ag Hg Pt Au Tính khử của kim loại giảm dần b) Dự đoán chiều phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử Kim loại của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn có thể khử được cation kim loại của cặp oxi hoá - khử có thế điện cực chuẩn lớn hơn ở điều kiện chuẩn. Kim loại trong cặp oxi hoá - khử có thế điện cực chuẩn âm có thể khử được ion hydrogen (H + ) trong dung dịch acid ở điều kiện chuẩn = kim loại đứng trước H tác dụng với HCl, H 2 SO 4 loãng. => Chiều phản ứng : Chất oxi hóa mạnh + Chất khử mạnh Chất oxi hóa yếu + Chất khử yếu Quy tắc alpha dự đoán chiều phản ứng oxi hoá - khử theo thế điện cực chuẩn như sau: Nếu mo X/XE < no Y/YE thì vẽ chữ α theo chiều mũi tên dưới đây => chiều phản ứng oxi hoá - khử m: Y n+ + nX nX m+ + mY Thí dụ: 2o Cu/CuE0,340V < o Ag/AgE0,799V => nên Ag + có tính oxi hoá mạnh hơn Cu 2+ , Cu có tính khử mạnh hơn Ag. Vậy ở điều kiện chuẩn, phản ứng sau đây có thể diễn ra: 2Ag + (aq) + Cu(s) Cu 2+ (aq) + 2Ag(s) . 2AgNO 3 + Cu Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag . Cu + AgNO 3 c) Tính sức điện động của pin điện hóa tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử. Sức điện động chuẩn của pin điện hoá ( o pinE ) có giá trị bằng hiệu số của thế điện cực chuẩn của cực dương (giá trị thế điện cực lớn hơn) và thế điện cực chuẩn của cực âm (giá trị thế điện cực nhỏ hơn). o pinE = o (+)E (lớn) - ()oE (nhỏ) III. PIN ĐIỆN HÓA 1. Phản ứng oxi hóa - khử và dòng điện xảy ra trên bề mặt của một thanh kim loại không có điện.