Content text .Giáo án Chuyên đề 1.docx
CHUYỀN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Thời gian thực hiện: 10 tiết PHẦN 1 TẬP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết các yêu cầu, cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. - Nắm được qui trình nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. - Biết viết một báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. - Vận dụng một số hiểu biết từ CĐ để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các văn bản văn học trung đại Việt Nam. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Vận dụng một số hiểu biết từ chuyên đề đọc hiểu để viết về văn học trung đại Việt Nam. - Biết thuyết trình, trao đổi về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam. 3. Phẩm chất - Trân trọng, giữ gìn những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. - Có trách nhiệm với công việc của mình. - Có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa cha ông để lại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập, bảng nhóm, các công cụ đánh giá… 2. Học liệu - SGK, kế hoạch bài dạy. - Thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo. - Video, clip, tranh ảnh liên quan đến bài học. - Bút, giấy. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. b. Nội dung: GV chiếu cho học sinh một clip ngắn về nghiên cứu về vấn đề văn học trung đại Việt Nam. c. Sản phẩm: Học sinh xem clip. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ - HS xem video. - HS trả lời câu hỏi: Từ video đã xem, em hiểu thế nào về việc nghiên cứu về vấn đề văn học trung đại Việt Nam. B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và trả lời câu hỏi. B3. Báo cáo thảo luận HS trả lời cá nhân. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá, kết luận và giới thiệu bài mới. Câu trả lời của HS
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Nội dung 1. TRI THỨC TỔNG QUÁT a. Mục tiêu: HS nắm kiến thức nền tảng để thực hành nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại. b. Nội dung: HS đọc SGK Chuyên đề trang 4-8 và nắm được những thông tin cơ về tri thức tổng quát. c. Sản phẩm: Câu trả lời và tri thức của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đọc phần Tri thức tổng quát trong sách chuyên đề (trang 4-8). - HS nắm các ý trọng tâm. B2. Thực hiện nhiệm vụ HS nắm các nội dung cơ bản. B3. Báo cáo thảo luận HS trình bày nội dung chính. B4. Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - HS gạch nội dung chính trong sách giáo khoa. Tri thức tổng quát 1. Ngôn ngữ và chữ viết của văn học trung đại VN Văn học viết Việt Nam thời trung đại chủ yếu sử dụng hai loại chữ chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm 2. Diễn trình văn học trung đại Việt Nam - VHTĐ VN vận động, phát triển theo sự chi phối đông thời của lịch sử xã hội, lịch sử quốc gia dân tộc; sự vận động nội tại của đời sống ngôn ngữ và văn học. - Diễn trình của VHTĐVN gồm 4 giai đoạn: + Giai đoạn thế kỉ X-thế kỉ XIV + Giai đoạn thế kỉ XV-thế kỉ XVII + Giai đoạn đầu thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX + Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX 3. Một số xu hướng vận động chủ yếu của văn học trung đại VN - Văn học viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ bên cạnh văn học viết bằng chữ Hán, tạo nên hiện tượng “song ngữ” độc đáo. - Từ đề tài, chủ đề quan phương đến các đề tài, chủ đề hướng vào sự đa dạng của đời sống.
- Từ tri thức cung đình đến Nho sĩ bình dân. - Từ sáng tác mang tính chức năng đến sáng tác theo cảm hứng thẩm mĩ. - Từ khuynh hướng quy phạm, trang nhã đến khuynh hướng phá cách, bình dị. - Từ việc chỉ dùng thể loại vay mượn đến việc sáng tạo thêm các thể loại văn học mới. - Từ “văn - sử - triết bất phân” đến việc phân định ranh giới rõ nét giữa văn chương với các văn bản ngôn từ khác. Nội dung 2: TẬP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM a. Mục tiêu - HS nắm được qui trình nghiên cứu một vấn đề VHTĐVN. - Biết kết hợp những nội dung được học trong chương trình. - Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, lưu loát phần kết quả nghiên cứu. b. Nội dung: GV chuyển giao yêu cầu qua phiếu học tập cho HS. c. Sản phẩm: HS hoàn thành được phiếu học tập với những yếu cầu kiến thức cơ bản. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của Gv và Hs Dự kiến sản phẩm Nhiệm vụ 1: Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu. Hoạt động 1: Xác định đề tài, vấn đề, nghiên cứu * GV hướng dẫn HS cách lựa chọn đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung và kế hoạch nghiên cứu. B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS trả lời Phiếu học tập 1. I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu 1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu - Là một nội dung học tập trong chương trình cần được tìm hiểu sâu khi có điều kiện. - Được diễn đạt bằng hình thức cô đọng, ngầm chứa câu hỏi nghiên cứu