PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text KHA-2019-196039.pdf

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- Hà Nội - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2019 | PDF | 74 Pages [email protected] KIỂM TRA CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TÀ LÙNG Lê Minh Hải
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 1.1. Khu kinh tế cửa khẩu 1.1.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu "Theo Quốc hội (2005) tại Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 thì “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. Theo Quốc hội (2016) tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 thì “Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh”. Theo Chính phủ (2008) tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP thì “khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế”. “ “Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012) cho rằng “khu kinh tế cửa khẩu là một loại hình khu kinh tế, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) làm nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau”. Theo Nguyễn Quang Thái (2010) cho rằng “khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế,
chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn”. Theo Nguyễn Minh Hiếu (2011) thì “khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư sinh sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”. Theo Chính phủ (2008) tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP thì “Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”. “ “Những những khái niệm trên có thể định nghĩa khu kinh tế cửa khẩu được xác định là khu vực có địa lý xác định, có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền; được áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. “ 1.1.2. Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu Khu kinh tế cửa khẩu có các vai trò sau: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Việc hình thành các KKTCK sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Các KKTCK tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp địa phương, cũng như khả năng hợp tác để phát triển các ngành công nghiệp mới. “ - Mở rộng thị trường, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều lĩnh vực “Hình thành và phát triển KKTCK thúc đẩy mở rộng thị trường và lưu thông hàng hóa không chỉ đối với địa phương có khu kinh tế này mà với nhiều địa phương lân cận, thậm chí trong phạm vi cả nước. Các địa phương có điều kiện mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu, giảm chi phí trung gian, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trao đổi. Sự phát triển của thị trường do KKTCK tạo ra còn có tác động thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà còn ở nhiều vùng lân cận. Trao đổi thương mại thông qua KKTCK đã góp phần tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế của khu, vùng và cả nước. “ - Tạo điều kiện cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng “Để thành lập KKTCK trước hết phải gắn với vị trí cửa khẩu biên giới đất liền. Do điều kiện địa lý, các KKTCK ở nước ta đều nằm ở khu vực miền núi, giáp biên giới, thường là ở khu vực đặc biệt khó khăn và cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, của đất nước. Vì vậy, cơ sở hạ tầng thiết yếu của các KKTCK (như hệ thống đường giao thông, bến bãi, kho hàng, các trung tâm thương mại, hệ thống chợ,...) thường khó khăn, thiếu đồng bộ. Vì vậy đòi hỏi nhà nước phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ góp phần làm cho thương mại phát triển, tăng sức đầu tư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương. Như vậy, có thể thấy KKTCK góp phần thúc đẩy hệ thống hạ tầng từng bước được hoàn thiện, ngược lại, khi hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, KKTCK sẽ phát triển mạnh hơn. “ - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo “Hình thành KKTCK kéo theo việc hình thành và phát triển các khu thương mại tập trung, khu công nghiệp, xây dựng, các DN nhỏ và vừa. . . đóng góp ngày càng cao cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của KKTCK còn tạo điều kiện để địa phương thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ. Sự phát triển KKTCK còn tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, phát triển kết cấu hạ tầng, các tuyến đường giao thông, hệ thống bưu chính - viễn thông, hệ thống chợ, mạng lưới cung cấp điện... góp phần cải thiện đời

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.