Content text su10ctstvmchampa10d1nhom2.docx
Trường THPT Ngô Quyền LỚP 10D1 – Nhóm 2 BÀI BÁO CÁO LỊCH SỬ 10 VĂN MINH CHĂM-PA I. Cơ sở hình thành: - Vị trí địa lý : Khu vực ven biển miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay. - Điều kiện tự nhiên : + Địa hình : + Nhiều vũng vịnh, cảng biển. • Có nhiều sông lớn, tiêu biểu như: sông Thu Bồn. • Có đường bờ biển dài. • Xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển. Nguồn: Vietjack + Khí hậu : khô nóng + Đất đai : cằn cỗi + Thời tiết khô nóng và thường chịu bão lụt.
Nguồn: loigiaihay + Tài nguyên thiên nhiên : Lâm thổ sản, có gỗ quý là trầm hương, giàu khoáng sản, trong đó có vàng. Nguồn: Gialaionline - Dân cư, xã hội : +Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính : bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau + Chế độ mẫu hệ lâu dài + Thế kỉ V TCN, nhóm cư dân Chăm Cổ đã xây dụng nên nền văn hoá Sa Huỳnh dựa trên kỹ thuật đồ đồng và sắt sớm. Cấu trúc xã hội có dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng. Đứng đầu là thủ lĩnh tối cao. => Mô hình xã hội này là cơ sở hình thành nhà nước Chăm-Pa - Những hoạt động kinh tế chính : + Nông nghiệp trồng lúa nước • Mỗi năm 2 vụ
• Sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày • Biết làm ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước. + Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất) + Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng, khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê,...) + Trồng cây ăn quả (cau, dừa, mít) + Buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ. + Đi biển Nguồn: tech12h - Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ : + Thời Sa Huỳnh, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước, pháp luật Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa ( thông qua tầng lớp thương nhân ) + Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ -> góp phần đưa nền văn minh Chăm - Pa phát triển II. Đời sống vật chất 1. Nguồn lương thực, thức ăn chủ yếu của người Chăm-pa: − Bữa ăn hằng ngày của người dân Chăm thường là cơm, rau và cá. − Gạo nếp, gạo tẻ là nguồn lương thực chính, ngoài ra còn có các loại kê, đậu,…
− Nguồn hải sản đa dạng và phong phú (cá, tôm, ốc,…..) 2. Phương tiện đi lại: − Đường thủy là phương tiện chính, sử dụng thuyền bè để giao thương, đánh bắt, đi lại. − Mục đích: giao thương, buôn bán phát triển kinh tế, đánh bắt hải sản, dùng để đi lại,…. − Đường bộ là phương tiện đi lại chủ yếu hoặc di chuyển bằng ngựa. ( nhưng không phổ biến bằng thuyền). 3. Trang phục − Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài váy (Ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. − Trang phục của phụ nữ là mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn, đeo trang sức. − Đối với vua chúa, mặc áo hoặc váy dài với họa tiết hoa văn cầu kỳ, trang trọng, đội khăn hoặc mũ miện và đeo nhiều trang sức quý giá thể hiện quyền lực. => Trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của người dân Chăm-pa. 4. Nhà ở: − Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc bằng gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa. − Vua chúa tì thường sống ở trong những ngôi lầu cao. 5. Kinh tế: - Hoạt động kinh tế của người dân Chăm-pa khá đa dạng: + Nông nghiệp có trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đánh cá,..