Content text 53. Sở GDĐT Yên Bái (Lần 1 - Đề 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 3/5 – Mã đề 054 Trong số các kim loại Fe, Cu, Mg, Zn, Ag, có bao nhiêu kim loại tác dụng với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 ở điều kiện chuẩn? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 18: Công thức chung của alkane là A. C n H 2n (n ≥ 2). B. C n H 2n-6 (n ≥ 6). C. C n H 2n+2 (n ≥ 1). D. C n H 2n-2 (n ≥ 2). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Nấm men là chất xúc tác cho phản ứng lên men rượu trong điều kiện không có khí oxygen. Quá trình lên men là một quá trình tỏa nhiệt. Từ 250 gam glucose, thực hiện quá trình lên men rượu trong phòng thí nghiệm, kết quả biểu thị theo đồ thị bên. Kết quả nghiên cứu nhận thấy: • Tốc độ phản ứng tăng lên và dung dịch trở nên đặc và ấm hơn. • Từ ngày thứ 10, phản ứng hầu như dừng lại dù trong dung dịch vẫn còn glucose. a) Trong quá trình lên men, ngoài ethyl alcohol thì còn có thể tạo thành một số sản phẩm như CH 3 CHO, CH 3 COOH. b) Phương trình lên men glucose là C 6 H 12 O 6 (men rượu) → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 . c) Glucose thuộc loại disaccharide. d) Đến ngày thứ 10, hiệu suất quá trình lên men rượu là 78%. Câu 20: Dipeptide Phe-Tyr có cấu trúc: Hỗn hợp của dipeptide Phe-Tyr và hai amino acid thành phần (Phe và Tyr) đã được tiến hành điện di trong dung dịch đệm pH = 12. Tại điều kiện này, thông tin của ba chất được cung cấp như sau: Chất Điện tích tại pH = 12 Kích thước tương đối Phe-Tyr -2 Lớn Tyr -2 Nhỏ Phe -1 Nhỏ Vào cuối thí nghiệm thu được những kết quả sau: Ba chấm P, R, S là đại diện cho ba chất Phe hoặc Tyr hoặc Phe-Tyr (không theo thứ tự). Các chấm R và S vẫn nằm rất gần nhau. a) Kích thước phân tử càng lớn thì khả năng di chuyển về phía điện cực càng kém. b) Chất có giá trị điện tích càng nhỏ thì khả năng di chuyển về phía điện cực càng tốt. c) Chất P là Tyr. d) Amino acid Phe có khả năng di chuyển với tốc độ gần như dipeptide Phe-Tyr trong điện trường.