PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 37 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 37 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan. Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khan, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trang trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hòa giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hòa. Lời chúc mừng tựu trung vẫn mang sắc thái tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hòa của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò. Tết thoát khỏi cái xuất xứ từ làng quê cổ truyền ứng với thời gian nông nhàn, nhưng vẫn còn đầy đủ những nhân tố văn hóa truyền thống và trong sâu xa vẫn là điểm hội tụ sáng đẹp triết lý nhân sinh cao cả về sự chan hòa của con người với tự nhiên, vẫn là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới, dẫu biết còn gian khó mà vẫn lạc quan, hi vọng. Ba ngày Tết, gia đình ông Bằng gần như là một khối đơn nhất. Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mỹ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình. Ông Bằng qua cơn xúc động bất thường đêm trừ tịch vốn tràn đầy nghị lực, đã trở lại thăng bằng, với bộ mặt tinh thần thật hào hứng, từ sớm mồng một Tết đón ông thợ mộc hàng xóm đến xông nhà, bà lang Chi và các cụ trong tổ đến chúc Tết. Ông cũng đến chúc Tết họ, ở lại nhà bà lang Chi gần một giờ đồng hồ. Và ngày mồng ba, ông già bảy mươi tuổi khép nép như một chú học trò nhỏ cùng bạn đồng khoa đến thăm ông thầy đã gần chín chục tuổi, cung kính chúc Tết thầy, xin thầy mấy chữ làm kỷ vật. Ba ngày Tết, Đông cũng tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khá thành thục. Chị Hoài tham dự mọi hoạt động như một thành viên chính thức của gia đình. Phượng ngoan ngoãn hiền từ, hòa làm một với sinh hoạt của cả nhà. (Trích Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985, tr.86-87) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định dấu hiệu nhận biết ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra lời văn nêu ý nghĩa của lời chúc tết được nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp lặp cấu trúc trong đoạn sau: Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khan, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trang trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hòa giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hòa. Câu 4. Nhận xét không khí ba ngày tết của gia đình ông Bằng trong đoạn trích.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Ngôi kể: ngôi thứ 3 - Dấu hiệu nhận biết: người kể truyện không trực tiếp xuất hiện trong văn bản. 0,5 2 Lời văn nêu nghĩa của lời chúc Tết: Lời chúc mừng tựu trung vẫn mang sắc thái tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, phản chiếu những khát vọng hài hòa của con người về một đời sống no đủ, ấm áp và cao đẹp giữa các quan hệ gia đình, đồng bào, bè bạn, thầy trò. 0,5 3 - Biện pháp lặp cấu trúc: Vẫn là…. - Tác dụng + Làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, nhịp điệu da diết, sâu lắng,...cho lời văn. + Nhấn mạnh những giá trị văn hóa truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc được lưu truyền, gìn giữ qua bao thế hệ. + Thể hiện tình yêu, thái độ trân trọng và tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc. 1,0 4 - Không khí Tết ở gia đình ông Bằng trong ba ngày tết: Hòa hợp, gắn kết: Ngày mồng một, họ ở nhà đón khách. Ngày mồng hai, tất cả kéo về làng. Thuần phong mỹ tục hội tụ mọi người trong một cảm quan nhất quán “Mồng một ở nhà cha. Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy”, ngày mồng ba, ông Bằng, Đông, Luận đến thăm các thầy giáo cũ của mình. - Nhận xét: Những hành động này thể hiện thái độ trân trọng đối với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc đồng thời khẳng định tình cảm gia đình gắn kết, yêu thương. 1,0 5 Thí sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn các phong tục trong dịp Tết cổ truyền. - Hình thức: đoạn văn khoảng 5-7 dòng. - Nội dung: Thí sinh nêu ý nghĩa của việc giữ gìn các phong tục trong dịp Tết cổ truyền. Sau đây là một số gợi ý: + Là cách để nhắc nhở về những giá trị đạo đức + Làm giàu thêm đời sống tinh thần và tạo nên những kí ức đáng nhớ + Tạo sự gắn kết trong gia đình + Góp phần duy trì và phát triển văn hóa dân tộc …. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề của đoạn trích ở phần Đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích chủ đề trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu 0,25
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: - Chủ đề: Đoạn trích ca ngợi giá trị văn hóa tinh thần của Tết cổ truyền trong gia đình của ông Bằng nói riêng và trong gia đình mỗi con người Việt Nam nói chung. - Chủ đề được thể hiện qua việc miêu tả không khí Tết cổ truyền của dân tộc với những nét dáng đặc trưng mang đầy đủ phong vị Tết: + Đó là những việc làm quen thuộc “đậm đà phong vị cộng đồng”: ngày 23 cúng ông Công ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc, ngày mồng một chờ người xông nhà; + Đó là những quan niệm xa xưa mà vẫn gieo “niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hòa”, dặn dò nhau ý tứ cho khỏi dông; cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô khát, nhà không quét để tài lộc khỏi thất tán; + Đó là sự rộng mở của tâm hồn và mọi giác quan để tận hưởng hương sắc mùa xuân và con người: mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ, làn không khí mới mẻ, bỡ ngỡ; gương mặt cởi mở, chan hòa; lời chúc mừng,... Những nét dáng ấy đã thể hiện rõ “nhân tố văn hóa truyền thống” và “là cái biểu trưng về một cuộc khởi hành mới”. - Chủ đề được thể hiện qua việc miêu tả những hoạt động của một gia đình trí thức trong ngày Tết: + Những hoạt động thường diễn ra trong tất cả những dịp Tết đến xuân về, đó cũng chính là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc: ngày mồng một đón khách; mồng hai về thăm quê; mồng ba thăm các thầy giáo cũ; + Những con người trong gia đình cũng thể hiện sự gắn kết, yêu thương: ông Bằng là điển hình của con người truyền thống được khắc họa với đầy đủ những hành động ân tình trong dịp Tết; người con trai (anh Đông) cũng thể hiện tính trách nhiệm rõ ràng hơn (tạm rời bàn tổ tôm, đóng vai ông con trưởng khá thành thục); các nhân vật chị Hoài, Phượng cũng góp phần tạo nên “khối” thống nhất của gia đình (tham dự mọi hoạt động, hòa làm một với sinh hoạt của cả nhà). 1.0 d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn 0,25 đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 2 Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình. Bằng góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận để chia sẻ suy nghĩ của mình về quan điểm trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục và dung lượng bài văn nghị luận xã hội Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (600 chữ) của bài văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ ý kiến: Đừng để cho người khác cầm bút khi bạn viết câu chuyện cuộc đời mình. 0,5 c. Viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có 2.5

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.