PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bai 14 - Tinh chat hoa hoc cua kim loai.pdf

BÀI 14: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM L OẠI  CÂU HỎI BÀI HỌC (Bộ KNTT không có câu hỏi bài học thì bỏ qua) Câu 1. [CD - SGK] Dựa vào bảng 10.1, hãy sắp xếp các kim loại sau đây theo chiều giảm dần tính khử: Al, Na, K, Fe, Cu. Hướng dẫn giải Thứ tự giảm dần tính khử: K, Na, Al, Fe, Cu Câu 2. [CD - SGK] Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa kim loại kẽm với mỗi chất sau: oxygen,sulfur và chlorine. Hướng dẫn giải 2Zn + O2  2ZnO Zn + S  ZnS Zn + Cl2  ZnCl2 Câu 3. [CD - SGK] Cho E o K+/K = -2,925V, E o Hg2+/Hg= 0,854V. a) Cho biết vì sao potassium phản ứng được với nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Giải thích vì sao thủy 2H2O/2OH-+H2 ngân không phản ứng được với nước để tạo hydroxide và khí hydrogen. Hướng dẫn giải a) Do E o K+/K = -2,925V < E2H2O/2OH-+H2 = -0,413V nên potassium phản ứng được với nước b) Do E o Hg2+/Hg= 0,854V > E2H2O/2OH-+H2 = -0,413V. Câu 3. [CD - SGK] Dựa vào thế điện cực chuẩn của kim loại bảng 10.1, giải thích vì sao Cu và Ag không phản ứng với dung dịch hydrochloric acid 1M. Hướng dẫn giải Do E o Cu2+/Cu= 0,340V > E o 2H+/H2= 0V và E o Ag+/Ag= 0,799V > E o 2H+/H2= 0V Câu 4. [CD - SGK] Có thể dùng dung dịch sulfuric acid đặc để phân biệt đoạn dây bạc và đoạn dây platinum được không? Vì sao? Hướng dẫn giải Có thể phân biệt được vì Ag tác dụng với H2SO4(đ) có khí thoát ra ; Pt không phản ứng.  CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. [CD - SGK] Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper (II) sulfate, lead(II) nitrate. a) Trường hợp nào có phản ứng tạo thành kim loại? Nêu vai trò của mỗi chất tham gia phản ứng. b) Viết các phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn. Hướng dẫn giải a) Copper (II)sulfate ; lead (II) nitrate. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu C. Khử C. OXH Fe + Pb(NO3)2  Fe(NO3)2 + Pb C. Khử C. OXH
b) Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu Fe + Pb2+  Fe2+ + Pb Câu 2. [CD - SGK] Từ giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử ở bảng 10.1 và giá trị E2H2O/2OH-+H2 = -0,413V ở môi trường trung tính, cho biết phản ứng nào sau đây có thể xảy ra. Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có). a) Ag(s) + Cu2+(aq)  b) Sn(s) + Cu2+(aq)  c) Ni(s) + H2O(l)  Hướng dẫn giải Phản ứng có thể xảy ra: b; c b. Sn(s) + Cu2+(aq)  Sn2+ + Cu c. Ni(s) + H2O(l)  Ni2+ + H2 Câu 3. [CD - SGK] Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học, giải thích vì sao bạc, vàng thường được dùng làm đồ trang sức. Hướng dẫn giải Tính chất vật lí: có tính dẻo, có ánh kim Tính chất hóa học: tính khử yếu; khó tham gia các phản ứng hóa học BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Câu 1. Những phát biểu nào dưới đây là Đúng khi nói về kim loại: a. Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử. b. Có thể giải thích khả năng phản ứng của kim loại với một số chất oxi hóa (như nước, muối, dung dịch hydrochloric acid,...) dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại. c. Khi tác dụng với các phi kim, kim loại đóng vai trò là chất bị khử. d. Kim loại không tan trong nước và có gia trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn thường tác dụng với dung dịch muối của kim loại có giá trị thế điện cực lớn hơn ở điều kiện chuẩn Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì kim loại đóng vai trò là chất khử d. Đúng. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm magnesium tác dụng với oxygen trong không khí: Chuẩn bị: - Hoá chất: Băng magnesium dài khoảng 3-5 cm. - Dụng cụ: Đèn cồn, bật lửa, kẹp đốt hóa chất. Tiến hành: Dùng kẹp đốt hóa chất đưa đoạn bang magnesium vào ngọn lửa đèn cồn. Phát biểu nào sau đây là đúng: a. Magnesium cháy sáng trong không khí. b. Trong thí nghiệm trên magnesium đóng vai trò là chất khử, oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa. c. Trong thí nghiệm trên magnesium đóng vai trò là chất oxi hóa, oxygen đóng vai trò là chất khử. d. Thí nghiệm trên chứng tỏ magnesium có tính khử mạnh. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì kim loại đóng vai trò là chất khử, oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa. d. Đúng.
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch muối: Chuẩn bị: - Hoá chất: Đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt, dung dịch copper (II) sulfate 1M. - Dụng cụ: Cốc thủy tinh. Tiến hành: Cho đinh sắt vào cốc thủy tinh chứa dung dịch copper (II) sulfate 1M. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về hiện tượng thí nghiệm: a. Thấy có bọt khí thoát ra. b. Thấy xuất hiện kết tủa màu xanh. c. Thấy có lớp kim loại đồng bám vào đinh sắt, dung dịch nhạt màu dần. d. Thanh sắt tan dần, có lớp kim loại đồng bám vào, dung dịch nhạt màu dần. Hướng dẫn giải a. Sai b. Sai c. Sai d. Đúng. Câu 4. Những khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của kim loại: a. Kim loại nhôm tác dụng được với nước. Tuy nhiên phản ứng nhanh chóng dừng lại vì sản phẩm hydroxide không tan ngăn cản nhôm phản ứng với nước b. Ở nhiệt độ cao magnesium phản ứng với hơi nước để tạo ra hydrogen và magnesium. c. Kẽm dễ dàng đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối copper (II) sulfate vì kẽm có giá trị thế điện cực chuẩn lớn hơn đồng. d. Nhôm không phản ứng với nước vì nhôm có giá trị thế điện cực chuẩn Eo Al3+/Al = -1,676V thấp hơn thế điện cực của Hydrogen E2H2O/2OH- + H2 = -0,413V. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng c. Sai vì Kẽm dễ dàng đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối copper (II) sulfate vì kẽm có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ hơn đồng. d. Sai vì Kim loại nhôm tác dụng được với nước. Vì nhôm có giá trị thế điện cực chuẩn Eo Al3+/Al = - 1,676V thấp hơn thế điện cực của Hydrogen E2H2O/2OH- + H2 = -0,413V. Câu 5. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của kim loại với dung dịch sulfuric acid loãng, dung dịch sulfuric acid đặc nóng Chuẩn bị: Hóa chất: lá đồng, dung dịch sulfuric acid 1M, dung dịch sulfuric acid khoảng 70%, giấy quỳ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, bông tẩm nước, đèn cồn, bật lửa. Tiến hành: Bước 1: Cho vào mỗi ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid loãng (ống 1) và ống nghiệm chứa dung dịch sulfuric acid đặc (ống 2) một lá đồng. Bước 2: Đậy mỗi ống nghiệm bằng bông tẩm nước. Bước 3: Đun hai ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. sau một thời gian, dùng mẩu quỳ kiểm tra pH của bông tẩm nước đã dùng để nút hai ống nghiệm trên. Các khẳng định sau đúng hay sai? a. Sau bước 1, ống nghiệm 2 có khí thoát ra, ống nghiệm 1 không có hiện tượng. b. Ở bước 2, dùng bông đậy ống nghiệm nhằm hấp thụ khí SO2 sinh ra; Ở bước 3, dùng quỳ tìm nhằm xác định sản phẩm khử. c. Sau bước 3, ống nghiệm 2 có khí thoát ra, ống nghiệm 1 không có hiện tượng. d. Sau bước 3, khí ở ống nghiệm 2 thoát ra bị hấp thụ bởi nước cho môi trường acid. Hướng dẫn giải a. Sai vì Cu tác dụng khi đun nóng. b. Đúng
c. Đúng d. Đúng Câu 6. Tiến hành thí nghiệm: Phản ứng của kim loại với dung dịch hydrochloric acid Chuẩn bị: - Hóa chất: lá đồng, băng magnesium, dung dịch hydrochloric acid 1M. - Dụng cụ: Ống nghiệm. Tiến hành: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống khoảng 2ml dung dịch HCl 1M. Cho tiếp lá đồng vào ống nghiệm (1), băng magnesium vào ống nghiệm (2). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng xảy ra của thí nghiệm. a. Ống nghiệm (1) có khí thoát ra nhanh hơn ống nghiệm (2). b. Ống nghiệm (2) có khí thoát ra nhanh hơn ống nghiệm (1). c. Ống nghiệm (1) có khí thoát ra, ống nghiệm (2) không có hiện tượng. d. Ống nghiệm (2) có khí thoát ra, ống nghiệm (1) không có hiện tượng. Hướng dẫn giải d. Đúng. Vì Mg phản ứng với HCl còn Cu thì không phản ứng. Câu 7. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng phản ứng của kim loại với sulfuric acid? a. Chỉ các kim loại đứng trước H mới tham gia phản ứng với H2SO4 loãng. b. Các kim loại sắt, nhôm, chromium phản ứng được với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ cao, không phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nguội do sulfuric acid đặc nguội đã oxi hóa bề mặt kim loại tạo thành màng oxide có tính trơ, làm cho các kim loại này bị thụ động. c. Hiện tượng các kim loại sắt, nhôm, chromium không phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nguội được gọi là hiện tượng thụ động hóa, tương tự đối với nitric acid. d. Có thể dùng dung dịch sulfuric acid để phân biệt đoạn dây bạc và đoạn dây platium. Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng c. Đúng d. Sai vì phải dùng sulfuric acid đặc. Câu 8. Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? a. Do có giá trị thế điện cực chuẩn dương nên các kim loại như Cu, Ag,... không tác dụng với dung dịch hydrochloric acid hoặc dung dịch sulfuric acid loãng. b. Do có giá trị thế điện cực chuẩn dương nên các kim loại như Cu, Ag,... không tác dụng với dung dịch sulfuric acid đặc. c. Potassium phản ứng được với nước do có thế điện cực nhỏ hơn -0,413V. d. Mức độ thể hiện tính khử của kim loại thường tương ứng với độ hoạt động hóa học của nó Hướng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì Cu và Ag phản ứng được với H2SO4 đặc c. Đúng d. Đúng Câu 9. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Sau phản ứng hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa: a. Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , AgNO3 b. Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 c. Fe(NO3)3 , AgNO3 d. Fe(NO3)2 , AgNO3 Hướng dẫn giải c. Đúng vì Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.