Content text CD_BÀI 3 - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG VÀ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN.docx
Trường: ........................... Tổ: ................................ Họ và tên giáo viên:............................ CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG BÀI 3. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG VÀ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN Thời lượng: 4 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (lệch khỏi phương truyền) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. – Định luật khúc xạ ánh sáng: + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: = hằng số. – Chiết suất tỉ đối: n 21 = – Chiết suất tuyệt đối (n) có giá trị bằng tỉ số có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong chân không (c) với tốc độ ánh sáng trong môi trường (v): n = - Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. - Điều kiện để có phản xạ toàn phần: + Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n 1 tới môi trường có chiết suất n 2 với: n 1 > n 2 . + Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ i th , với sini th = .
2. Về năng lực a) Năng lực chung – Chủ động trong việc tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. – Tích cực trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu định luật khúc xạ ánh sáng. – Hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm hoàn thành thí nghiệm tìm hiểu điều kiện phản xạ toàn phần. – Chủ động trong việc nêu ý kiến thảo luận để giải thích một số hiện tượng liên quan tới phản xạ toàn phần trong đời sống. b) Năng lực KHTN – Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu). – Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. – Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.– Vận dụng được biểu thức n = trong một số trường hợp đơn giản. – Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. – Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn. – Vận dụng kiến thức về phản xạ toàn phần để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Máy tính, máy chiếu. – File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy. – Các video hỗ trợ bài giảng. – Bộ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS:
3. Nêu thêm một số hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ĐỊNH LUẬT KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Tiến hành thí nghiệm 3.5 theo hướng dẫn trong phần Hoạt động-SGK/tr.21 và thực hiện các yêu cầu sau: Cho biết tia khúc xạ và tia tới nằm cùng một bên hay khác bên của pháp tuyến Trả lời ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 7. Ở hình 3.5, em hãy chỉ ra: • Môi trường chứa tia tới. • Môi trường chứa tia khúc xạ. • Điểm tới và pháp tuyến của mặt phân cách tại điểm tới đó. Trả lời ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm và nêu nhận xét về tỉ số Góc tới i 60 o 45 o 30 o 80 o Gói khúc xạ r 35 o 28 o 20 o 41 o ………………………………………………………………………………………………