PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CTST_K12_Bài 2_Hôi nhập kinh tế quốc tế.doc

Trang 1/8 – Bài 2 Câu 1: Từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc gia nhập WTO là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Song phương. B. Khu vực. C. Toàn cầu. D. Toàn quốc. Câu 2: Ngày 28-7-1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, đánh dấu bước đi đầu tiên của đất nước trong hành trình hội nhập khu vực và thế giới. Việc gia nhập ASEAN là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Song phương. B. Toàn quốc. C. Khu vực. D. Toàn cầu. Câu 3: Là sự thoả thuận giữa các bên tham gia nhằm xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. thị trường chung. B. thoả thuận thương mại ưu đãi. C. hiệp định thương mại tự do. D. liên minh kinh tế. Câu 4: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần tạo ra A. nhiều cơ hội việc làm. B. nhiều lãnh thổ mới. C. những đảng phái mới. D. những chủng tộc mới. Câu 5: Đối với các nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại lợi ích nào dưới đây? A. Lệ thuộc tài chính vào nước lớn. B. Tận dụng được nguồn tài chính. C. Mở mang thêm phạm vi lãnh thổ. D. Được chuyển lên thành nước lớn. Câu 6: Ngày 25/12/2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, xét về cấp độ hợp tác đây là hình thức hợp tác A. toàn cầu. B. song phương. C. khu vực. D. châu lục. Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn. B. Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài. C. Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. D. Đối với nước ta, hội nhập kinh tế là con đường ngắn nhất để rút ngắn khoảng cách lạc hậu. Câu 8: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, mỗi quốc gia cần dựa vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Có cùng lịch sử hình thành. B. Tôn trọng độc lập chủ quyền. C. Tương đồng trình độ phát triển. D. Có sự tương đồng về tôn giáo. Câu 9: Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, việc tham gia của mỗi quốc gia không được thực hiện ở cấp độ nào dưới đây? A. Quy chế miễn thị thực. B. Liên minh kinh tế. C. Thị trường chung. D. Liên minh thuế quan. Câu 10: Ngày 14/1/1998, tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việc gia nhập ASEAN là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Toàn quốc. B. Toàn cầu. C. Song phương. D. Khu vực. Câu 11: Hội nhập kinh tế là quá trình một quốc gia thực hiện việc gắn kết nền kinh tế của mình với A. người đứng đầu chính thủ. B. nguyên thủ của một nước. C. một nhóm người. D. các quốc gia khác.
Trang 2/8 – Bài 2 Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia? A. Thu hút vốn đầu tư. B. Mở rộng thị trường. C. Mở rộng biên giới. D. Tạo nhiều việc làm. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là sai về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để phát triển B. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất trong nước. C. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. D. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai khi quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng. B. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. C. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới. D. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức. Câu 15: Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các hình thức nào dưới đây? A. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về văn hoá. B. Hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương. C. Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá chính trị. D. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về xã hội. Câu 16: Hội nhập kinh tế khu vực không được thực hiện giữa các quốc gia có đặc điểm nào dưới đây? A. Tương đồng về địa lý. B. Đang chiến tranh với nhau. C. Có sự phù hợp về văn hóa. D. Cùng chung mục tiêu. Câu 17: Khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế, các quốc gia thoả thuận, cam kết dành cho nhau các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá của nhau là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. hiệp định thương mại tự do. B. thoả thuận thương mại ưu đãi. C. thị trường chung. D. liên minh kinh tế. Câu 18: Trong các quan hệ kinh tế quốc tế, việc tham gia của mỗi quốc gia có thể thực hiện ở cấp độ nào dưới đây? A. Thỏa thuận tài trợ nhân đạo. B. Hiệp định tương trợ tư pháp. C. Hiệp định vay vốn ưu đãi. D. Thỏa thuận thương mại ưu đãi. Câu 19: Một trong những biểu hiện của hợp tác kinh tế quốc tế là các quốc gia có thể cùng quốc gia khác tham gia ký kết A. hiệp định chiến tranh. B. xác định mốc biên giới. C. hiệp định thương mại tự do. D. tuần tra chung trên biển. Câu 20: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn kiên định quan điểm “ lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” điều này thể hiện nguyên tắc nào khi hội nhập kinh tế quốc tế? A. Bình đẳng. B. Thỏa thuận. C. Công bằng. D. Cùng có lợi. Câu 21: Quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu là một trong những hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ A. khu vực. B. song phương. C. toàn cầu. D. toàn diện.
Trang 3/8 – Bài 2 Câu 22: Quá trình một quốc gia thực hiện việc gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ quy định chung là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kinh tế đối ngoại. B. Hội nhập kinh tế. C. Phát triển kinh tế. D. Tăng trưởng kinh tế. Câu 23: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, mỗi quốc gia cần dựa vào nguyên tắc nào dưới đây? A. Phải cùng trong khu vực. B. Phải tương đồng văn hóa. C. Nước lớn có quyền áp đặt. D. Bình đẳng và cùng có lợi. Câu 24: Đối với mỗi quốc gia, hình thức hội nhập sâu rộng nhất, gắn kết với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên thế giới là hình thức nào dưới đây? A. Hội nhập liên minh. B. Hội nhập song phương. C. Hội nhập khu vực. D. Hội nhập toàn cầu. Câu 25: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây? A. Hội nhập song phương. B. Hội nhập khu vực. C. Hội nhập toàn cầu, D. Hội nhập đa phương. Câu 26: Khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song phương, các quốc gia không bắt buộc phải thủ nguyên tắc nào dưới đây? A. Tôn trọng vị thế của nhau. B. Bình đẳng cùng có lợi. C. Phải sử dụng ngôn ngữ của nhau. D. Tôn trọng độc lập chủ quyền. Câu 27: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước tham gia cần tuân thủ nguyên tắc nào dưới đây? A. Cá lớn nuốt cá bé. B. Nước nhỏ phụ thuộc nước lớn. C. Các bên cùng có lợi. D. Nước nhỏ không được tự quyết. Câu 28: Hình thức hợp tác nào dưới đây không phải là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập bảo tồn văn hóa. B. Hội nhập kinh tế song phương. C. Hội nhập kinh tế toàn cầu. D. Hội nhập kinh tế khu vực. Câu 29: Các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia không gồm hoạt động nào? A. Thương mại nội địa. B. Thương mại quốc tế. C. Dịch vụ thu ngoại tệ. D. Đầu tư quốc tế. Câu 30: Một trong những biểu hiện của hợp tác kinh tế quốc tế là các quốc gia có thể cùng quốc gia khác tham gia A. mở rộng phạm vi lãnh thổ. B. xâm chiếm quốc gia khác. C. áp đặt thuế tốt thiểu toàn cầu. D. thỏa thuận thương mại ưu đãi. Câu 31: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò và tác dụng to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia? A. Thúc đẩy tăng trưởng. B. Gia tăng lệ thuộc nước khác. C. Nâng cao thu nhập người dân. D. Nâng cao vị thế đất nước. Câu 32: Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. thị trường chung. B. liên minh kinh tế. C. hiệp định thương mại tự do. D. thoả thuận thương mại ưu đãi. Câu 33: Được thành lập bởi các quốc gia trong cùng khu vực địa lí để thúc đẩy tự do thương mại, tự do di chuyển lao động và vốn giữa các thành viên là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. liên minh kinh tế. B. thị trường chung. C. hiệp định thương mại tự do. D. thoả thuận thương mại ưu đãi.
Trang 4/8 – Bài 2 Câu 34: Việc các quốc gia cùng nhau tham gia các liên minh thuế quan chung là biểu hiện của hình thức A. hợp tác lĩnh vực chính trị. B. hợp tác về biên giới lãnh thổ. C. hội nhập kinh tế quốc tế. D. hội nhập về văn hóa dân tộc. Câu 35: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về hội nhập khu vực? A. Là hợp tác kí kết giữa hai quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, củng có lợi. B. Là quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực. C. Lá quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu. D. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức xã hội. Câu 36: Ở cấp độ quốc gia, việc làm nào dưới đây thể hiện sự hội nhập quốc tế? A. Tài trợ hoạt động khủng bố. B. Tài trợ tổ chức phi nhân đạo. C. Tham gia sứ mệnh nhân đạo. D. Tham gia hiệp định thương mại. Câu 37: Là hình thức xoá bỏ thuế quan và những hàng rào phi thuế quan đối với những hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ buôn bán của các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác là thể hiện mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ A. liên minh thuế quan. B. thoả thuận thương mại ưu đãi. C. hiệp định thương mại tự do. D. thị trường chung. Câu 38: Phát biểu nào dưới đây là đúng về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển để thu hẹp khoảng cách tụt hậu. B. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia được lợi thì sẽ có quốc gia khác chịu thiệt về kinh tế. C. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc và mất cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia với nhau. D. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra giữa hai quốc gia với nhau trên cơ sở cùng có lợi về kinh tế. Câu 39: Quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội là một trong những hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ A. hội nhập kinh tế toàn cầu. B. hội nhập kinh tế song phương. C. hội nhập kinh tế toàn diện. D. hội nhập kinh tế khu vực. Câu 40: Đối với hình thức hội nhập kinh tế song phương, việc thực hiện những thỏa thuận và nghĩa vụ đã ký kết được áp dụng cho A. hai quốc gia ký kết với nhau. B. các nước trong khu vực. C. mọi quốc gia trên thế giới. D. nhiều quốc gia khác nhau. Câu 41: Ngày 11/11/2011 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê được ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, xét về cấp độ hợp tác đây là hình thức hợp tác A. khu vực. B. song phương. C. châu lục. D. toàn cầu. Câu 42: Quá trình liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia với nhau dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau là biểu hiện của hình thức hợp tác quốc tế ở cấp độ A. hội nhập toàn cầu. B. hội nhập khu vực. C. hội nhập song phương. D. hội nhập toàn diện. Câu 43: Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế giúp mỗi quốc gia có cơ hội A. mở rộng lãnh thổ. B. mở rộng chủ quyền. C. mở rộng thị trường. D. mở mang trí tuệ. Câu 44: Thông qua việc gắn kết nền kinh tế của mình với các quốc gia khác trong khu vực và toàn thế giới, giúp các quốc gia có thể tận dụng được những A. ràng buộc về mặt lãnh thổ. B. hỗ trợ từ các tổ chức khủng bố. C. sai lầm của các quốc gia khác. D. thành tựu khoa học – công nghệ.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.