Content text Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo .pdf
1 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... Bài 1. TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT (THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ) ........................................................... Môn: Ngữ văn 7 - Lớp: ........ Số tiết: ... tiết MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1 - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ. - Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày. - Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TIẾT...: VĂN BẢN 1. LỜI CỦA CÂY (Trần Hữu Thung) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được một số yếu tố của thơ (nói chung) và thơ bốn chữ, năm chữ (nói riêng). - Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB. - Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
2 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của thơ (cụ thể là thơ bốn chữ, thơ năm chữ) qua bài thơ Lời của cây; - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lời của cây; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lời của cây; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản; - Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng tri thức ngữ văn vào các VB được học. - Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Tranh ảnh về nhà văn Trần Hữu Thung, hình ảnh mầm cây; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
3 c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS xem một clip về quá trình lớn lên của một mầm cây hoặc một bông hoa, sau đó yêu cầu HS phát biểu cảm nhận của mình. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cũng nói về quá trình lớn lên của một cái cây, tác giả văn bản Lời của cây đã miêu tả và gửi gắm một thông điệp đến với chúng ta. Để hiểu về thông điệp của văn bản này, cô và cả lớp sẽ cùng đi vào bài học hôm nay: Lời của cây. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu: Tiết học của chúng ta hôm nay tìm hiểu về đặc điểm của thơ, cụ thể là thơ bốn chữ và thơ năm chữ. Tiết học này thuộc vào chủ điểm Tiếng nói của vạn vật. Trong chủ điểm này, các em sẽ được học các tập trung là các văn bản thơ với đề tài thiên nhiên. Vì vậy việc tìm hiểu về đặc điểm của thơ là điều cần thiết. Sau đây chúng ta cùng đi vào bài học. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận.
4 - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về thơ bốn chữ, thơ năm chữ, các khái niệm về đặc điểm của thơ. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu thể thơ và cách ngắt nhịp của các đoạn thơ: + Nhóm 1: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Lượm – Tố Hữu) + Nhóm 2: Trầu ơi, hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé (Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Thơ bốn chữ, thơ năm chữ - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2. - Thơ năm chữ là thê thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. - Thơ bốn chữ, năm chữ không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan xn vần chân với vần lưng. Hình ảnh trong thơ - Hình ảnh trong thơ là những chit tiết, cảnh tượng từ/về thực tế đời sống được tái hiện/biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.