Content text PHẦN II . CÂU HỎI ĐÚNG SAI THƯỜNG BIẾN VÀ LAI HỮU TÍNH - HS.docx
THƯỜNG BIẾN VÀ LAI HỮU TÍNH PHẦN II : CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Khi nói về sự tác động của môi trường lên kiểu gene, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không phụ thuộc vào môi trường. b) Thường biến giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. c) Mức phản ứng và thường biến đều không di truyền được. d) Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được. Câu 2. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về kết qủa của thí nghiệm trên? Nội dung Đún g Sai a) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố melanine không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng. b) Gen quy định tổng hợp sắc tố melanine biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen. c) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố melanine. d) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen. Câu 3. Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gene, kiểu hình và mội trường, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Gene ở trong nhân thì có mức phản ứng rộng hơn gen ở tế bào chất.
b) Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến. c) Các tính trạng khối lượng, thể tích thường là những tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. d) Thường biến giúp cho sinh vật tồn tại trước sự thay đổi của môi trường sống. Câu 4. Cùng 1 giống lúa A nhưng khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 7 tấn/ha,ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 8tấn/ha. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu hình của giống lúa A bị thay đổi theo. b) Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất. c) Năng suất thu được ở giống lúa A do kiểu gen và môi trường sống quy định. d) Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 7 tấn/ha, 8tấn/ha,...) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa A. Câu 5. Khi nói về sự tác động của môi trường lên kiểu gene, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Thường biến tăng khả năng chống chịu và sinh sản của sinh vật. b) Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động trước những biến đổi của điều kiện sống. c) Thường biến làm biến đổi kiểu hình và kiểu gene của sinh vật. d) Mức phản ứng của tính trạng do kiểu gene quy định. Câu 6. Một nhà khoa học đã trồng các cây cỏ thi (Achillea millefolium) thuộc hai dòng nhau (các cây cùng dòng có cùng kiểu gene) ở ba vùng có chiều cao so với mực nước biển khác nhau, điều kiện chăm sóc như nhau. Sau một thời gian, quan sát kết quả như hình dưới đây. Xét các nhận định sau là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Ở các độ cao khác nhau, hai dòng đều có xảy ra thường biến để thích nghi với môi trường sống của chúng. b) Hai dòng có kiểu gene hoàn toàn khác nhau. c) Trong trường hợp thay đổi độ cao nhưng kiểu hình hai loài cỏ thi không thay đổi so với ban đầu, có thể kết luận không xảy ra thường biến. d) Mức phản ứng của loài cỏ thi do môi trường quy định.
Câu 7. Quan sát các hình ảnh dưới đây: Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Cả loài cáo tuyết bắc cực và bọ ngựa lá đều xảy ra hiện tượng thường biến. b) Sự biểu hiện về kiểu hình của hai loài đều phụ thuộc vào môi trường. c) Hai loài đều luôn di truyền kiểu hình vốn có cho thế hệ sau. d) Sự biến đổi kiểu hình giúp cáo tuyết bắc cực và bọ ngựa có thể thích nghi với môi trường sống giúp dễ dàng săn con mồi hoặc ẩn nấp. Câu 8. Khi nói về sự khác nhau giữa thường biến và đột biến, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được. b) Thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật. c) Thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình. d) Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. Câu 9. Khi nói về thường biến, xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún Sai
g a) Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường. b) Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gene. c) Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gene và môi trường. d) Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gene chứ không truyền tính trạng có sẵn. Câu 10. Giống lúa ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm cho năng suất trung bình 6,5 – 7,5 tấn/ha/vụ, trong điều kiện kỹ thuật canh tác tốt (trồng đúng mùa vụ, mật độ, bón phân, tưới nước cân đối,…), có thể cho năng suất đạt 10 tấn/ha/vụ. Xét các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nội dung Đún g Sai a) Giống lúa ST25 là giống có mức phản ứng rộng. b) Môi trường có thể hiểu là điều kiện kỹ thuật canh tác tốt. c) Kiểu hình có thể hiểu là năng suất trung bình của giống lúa. d) Kiểu hình được quy định chủ yếu bởi giống chứ không do môi trường quy định. Câu 11. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào đúng hay sai về thường biến? Nội dung Đún g Sai a) Cây xương rồng ở sa mạc có lá biến đổi thành gai. b) Vào mùa đông, nhiều loài cây gỗ có hiện tượng rụng lá. c) Khi di chuyển từ đồng bằng lên vùng núi, hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lên. d) Thằn lằn sau khi bị đứt đuôi có thể tái sinh đuôi mới.D