Content text Giáo án Địa lý 8 Chân trời sáng tạo .H.pdf
1 Giáo án Địa lý 8 – Chân trời sáng tạo * tailieugiaovien.edu.vn Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. 2. Năng lực Năng lực chung: - Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công. - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Năng lực địa lí: - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. 3. Phẩm chất - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
3 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: các địa danh qua hình ảnh: Cột cờ Lũng Cú, Vịnh Hạ Long, Mũi Cà Mau, Phanxipan. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên của nước ta. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và ảnh hưởng đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Phạm vi lãnh thổ a. Mục tiêu: Trình bày được phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp và sử dụng KTDH "Chúng em biết 3". c. Sản phẩm học tập: phạm vi lãnh thổ của Việt Nam d. Tổ chức hoạt động:
4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo cặp và sử dụng KTDH "Chúng em biết 3". + GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 2, hãy chọn ra 3 điểm về phạm vi lãnh thổ Việt Nam để trình bày trước lớp. • HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút). • Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã lựa chọn. - GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.1: + Cho biết phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước và biển nào. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta. + Cho biết vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước nào? 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ a. Phạm vi lãnh thổ - Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Vùng đất Việt Nam có diện tích 331212 km2, bao gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo. • Việt Nam có đường biên giới trên đất liền giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Cam-pu- chia, đi qua 25 tỉnh. • Đường bờ biển dài khoảng 3 260 km, từ thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đến thành phố Hà Tiên (Kiên Giang). + Vùng biển của nước ta ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. + Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền và không gian trên các đảo.