PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text bài 1. Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM BÀI 1: DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. - Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. - Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. - Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng trục Bảng 1.1 – 1.4 để tìm hiểu về đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam; sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. - Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam; phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
2 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số; nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau ở địa phương để tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở địa phương em sinh sống. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí). - Bảng số liệu, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Dân cư và dân tộc, Chất lượng cuộc sống. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí). - Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Dân cư và dân tộc, Chất lượng cuộc sống. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn. HS quan sát hình ảnh liên quan đến một số dân tộc và đoán tên dân tộc đó. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các dân tộc xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
3 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn. - GV mời 10 HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi và chia HS thành 2 đội. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + Tên mỗi dân tộc ở Việt Nam có 2 hình ảnh tương ứng. HS lần lượt quan sát hình ảnh số 1, hình ảnh số 2 về đặc trưng của dân tộc đó (trang phục, văn hoá, tín ngưỡng, nhà cửa,…) và gọi đúng tên dân tộc tương ứng với hình ảnh trình chiếu. + HS lật mở hình ảnh số 1 được cộng 5 điểm, lật mở đến hình ảnh số 2 được cộng 2 điểm. + Đội nào trả lời được đúng và được nhiều điểm hơn, đó là đội thắng cuộc. - GV lần lượt trình chiếu hình ảnh: Hình 1: Dân tộc…………………………….. Hình 2: Dân tộc……………………………..
4 Hình 3: Dân tộc…………………………….. Hình 4: Dân tộc…………………………….. Hình 5: Dân tộc…………………………….. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS 2 đội quan sát nhanh hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để gọi tên quốc gia Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh được trình chiếu. - Các HS còn lại trong lớp cổ vũ 2 đội bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện đội chơi xung phong trả lời.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.