Content text Chủ đề 5 SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG - ĐỊNH LUẬT FARADAY.pdf
1 Định luật Faraday về suất điện động cảm ứng: Trong mạch điện kín có dòng điện thì phải tồn tại suất điện động, ta gọi suất điện động sinh ra do dòng điện cảm ứng gọi là suất điện động cảm ứng kí hiệu là ec. Biểu thức c e t (dấu trừ “-” biểu diễn định luật Lenz). độ lớn suất điện động cảm ứng c e t Trong đó: + 2 1 là độ biến thiên từ thông (Wb). + Δt là khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông (s). + ΔΦ Δt là ốc độ biến thiên từ thông (Wb/s hay Wb.s-1 ). + ec là suất điện động cảm ứng (V). * Trong trường hợp mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì c e N t trong đó là từ thông qua diện tích giới hạn một vòng dây. Dòng cảm ứng chạy trong dây dẫn có điện trở R là c c e i R Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động: Khi một đoạn dây dẫn MN = chuyển động với vận tốc v cắt các đường sức từ (có cảm ứng từ B) thì trong đoạn dây đó xuất hiện suất điện động cảm ứng.
2 Chiều của dòng điện cảm ứng trong đoạn dây MN được xác định bằng quy tắc bàn tay phải “Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 90 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay còn lại chỉ chiều dòng điện cảm ứng trên đoạn dây”. Khi v và B cùng vuông góc với MN, đồng thời v vuông góc B với thì biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là e Bv c Khi v và B cùng vuông góc với MN, đồng thời v hợp B với một góc thì biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là c e Bv sin
3 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. C. độ lớn của cảm ứng từ. D. thời gian xảy ra sự biến thiên từ thông qua mạch. Hướng dẫn giải Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. Vì cu e . t Câu 2: Đại lượng t được gọi là A. tốc độ biến thiên của từ thông. B. lượng từ thông di chuyển qua diện tích S. C. suất điện động cảm ứng. D. độ biến thiên của từ thông. Hướng dẫn giải Đại lượng t là tốc độ biến thiên của từ thông. Câu 3: Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu nó A. chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ. B. quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ. C. quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ. D. chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường. Hướng dẫn giải Khi quay quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ thì từ thông qua khung dây biến thiên nên trong khung xuất hiện suất điện động cảm ứng. Câu 4: Trong các yếu tố sau I. Chiều dài của ống dây kín. II. Số vòng của ống dây kín. III. Tốc độ biến thiên từ thông qua mỗi vòng dây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây kín phụ thuộc vào các yếu tố nào?
4 A. I và II. B. II và III. C. III và I. D. Chỉ phụ thuộc II. Hướng dẫn giải c i e L t t Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây kín phụ thuộc vào số vòng của ống dây kín và tốc độ biến thiên qua mỗi vòng dây. Câu 5: Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn, cạnh AC song song với dòng điện. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau I. Đi lên, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng diện thẳng không đổi. II. Đi xuống, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng diện thẳng không đổi. III. Đi ra xa dòng điện. IV. Đi về gần dòng điện. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ABCD? A. I, IV. B. III, IV. C. II, III. D. I, II. Hướng dẫn giải Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn, cạnh AC song song với dòng điện ta tịnh tiến khung dây ra xa hoặc lại gần sẽ làm biến thiên từ thông qua khung, dẫn đến xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung. Câu 6: Suất điện động trong mạch điện kín tỉ lệ với A. độ lớn của từ thông qua mạch. B. độ lớn của cảm ứng từ của từ trường. C. tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch. D. tốc độ chuyển động của mạch kín trong từ trường. Hướng dẫn giải