Content text 4. [QLKT] TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ XÉT TUYỂN.docx
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM XÉT TUYỂN Ngành/Chương trình: Thạc sỹ Quản lý kinh tế 1. Mục đích và yêu cầu - Đánh giá động cơ, mục đích, mức độ cam kết, kế hoạch hoàn thành chương trình đào tạo của ứng viên; - Đánh giá mức nắm vững kiến thức cơ bản của ngành học, khả năng ứng dụng các kiến thức này vào thực tế và việc cập nhật tình hình thời sự liên quan đến ngành học của ứng viên; - Đánh giá kỹ năng và các phẩm chất khác của ứng viên cần thiết cho việc học và làm nghề sau này. 2. Nội dung, kiến thức cơ bản cần đánh giá 2.1. Hồ sơ của người dự tuyển Văn bằng đại học, Lý lịch và Thư bày tỏ nguyện vọng thể hiện rõ động cơ, mục đích, mức độ cam kết, kế hoạch hoàn thành chương trình đào tạo của ứng viên. 2.2. Nội dung phỏng vấn Câu hỏi phỏng vấn được chia làm 3 phần: Phần 1: Đánh giá về động cơ, mục đích, mức độ cam kết, kế hoạch học tập dự kiến của thí sinh khi tham gia CTĐT trình độ Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế; Câu hỏi ví dụ: 1. Tại sao anh/chị muốn tham gia CTĐT trình độ Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế? 2. Định hướng công việc/nghề nghiệp của anh/chị sau khi hoàn thành CTĐT trình độ Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế là gì? 3. Nếu trúng tuyển, anh/chị sắp xếp công việc thế nào để có thể tham gia và hoàn thành đúng hạn chương trình học? Phần 2: Đánh giá về kiến thức của ứng viên liên quan đến ngành học, tình hình thời sự liên quan đến ngành học, thực tiễn áp dụng các kiến thức của ngành học vào vị trí công việc; Câu hỏi ví dụ:
1. Anh chị hãy cho biết vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế. Lãi suất đóng vai trò như thế nào đối với mối quan hệ này. Anh chị hãy trình bày 01 biện pháp mà chính phủ cần làm để giảm mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay. 2. Bất bình đẳng kinh tế là gì? Hãy trình bày một chính sách mà anh chị nghĩa là cần thiết của Chính phủ để khắc phục sự gia tăng của bất bình đẳng kinh tế từ sau đại dịch Covid- 19. 3. Trình bày mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu. Theo anh chị trong thời gian tới chính phủ có nên chủ động đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách sử dụng chính sách tỷ giá không, vì sao? 4. Trình bày một số mục tiêu của quản lý (nhà nước) về kinh tế. Theo các anh chị hiện nay chính phủ cần ưu tiên mục tiêu nào? Phần 3: Đánh giá ứng viên về các kỹ năng cơ bản, các kỹ năng chuyên môn của ngành học (giao tiếp, trình bày, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, lãnh đạo, …) và các phẩm chất cần thiết khác cho việc học và làm nghề sau này (ham hiểu biết, sáng tạo, kỷ luật, trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc, tính kiên định, …), khả năng xử lý tình huống. Câu hỏi ví dụ: 1. Anh chị đã bao giờ mất bình tĩnh khi xử lý tình huống trong công việc chưa? Anh/chị rút ra được bài học gì từ tình huống đó? 2. Khi bị lãnh đạo phê bình về kết quả công việc của anh chị, anh chị sẽ xử lý tình huống này ra sao? 3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá 3.1. Phần điểm hồ sơ của người dự tuyển: tối đa 30 điểm Đánh giá qua văn bằng mà ứng viên nộp. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỐI ĐA QUY ĐỔI ĐIỂM CỦA ỨNG VIÊN Ngành đúng, ngành gần Xuất sắc 30 Giỏi 25 Khá 20 Trung bình khá 15 Trung bình 10 Ngành khác đã học BSKT theo quy định Không tính xếp loại 20
TỔNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ /30 3.2. Phần điểm phỏng vấn của người dự tuyển: tối đa 70 điểm CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM TỐI ĐA QUY ĐỔI ĐIỂM CỦA ỨNG VIÊN 1 Động cơ rõ ràng, mục đích cụ thể, mức độ cam kết cao và có kế hoạch cụ thể để hoàn thành chương trình đào tạo 20 2 Nắm vững kiến thức cơ bản của ngành học, có khả năng liên hệ các kiến thức này với thực tiễn, cập nhật tình hình thời sự liên quan đến ngành học 30 3 Có kinh nghiệm xử lý tình huống trong công việc, có các kỹ năng cơ bản, các kỹ năng chuyên môn của ngành học (giao tiếp, trình bày, làm việc cá nhân, làm việc nhóm, lãnh đạo, …), các phẩm chất cần thiết khác cho việc học và làm nghề sau này (ham hiểu biết, sáng tạo, kỷ luật, trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc, tính kiên định, …) 20 TỔNG ĐIỂM PHỎNG VẤN CỦA NGƯỜI DỰ TUYỂN (II) /70 TỔNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG: I+II /100 Ghi chú: Điểm đánh giá người dự tuyển chấm trên thang điểm 100, điểm lẻ đến 0,1 và điểm cuối cùng làm tròn đến 0,1. 4. Nội dung và tài liệu ôn tập 4.1. Nội dung ôn tập Nội dung 1: Khái quát chung về kinh tế và quản lý kinh tế - Khái quát chung về Kinh tế + Các khái niệm liên quan tới kinh tế: Nền kinh tế, Kinh tế học, Phân biệt kinh tế và kinh doanh + Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô + Kinh tế học thực chứng và Kinh tế học chuẩn tắc + Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hóa, chính trị, xã hội, môi trường… + Khái quát chung về quản lý kinh tế - Khái niệm về quản lý và quản lý kinh tế - Mục tiêu của quản lý kinh tế - Vai trò và Chức năng của quản lý kinh tế Nội dung 2: Cơ chế quản lý kinh tế - Chủ thể quản lý kinh tế - Khách thể trong quản lý kinh tế - Công cụ, phương tiện quản lý kinh tế Nội dung 3: Chính sách kinh tế trong dài hạn - Một số vấn đề về tăng trưởng kinh tế, đo lường nền kinh tế và đo lường tăng trưởng kinh tế: GDP và các chỉ số liên quan - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
- Bất bình đẳng kinh tế Nội dung 4: Chính sách kinh tế trong ngắn hạn - Chính sách tài khóa trong ngắn hạn: Vai trò của Tiêu dùng tư nhân, Thuế và Chi tiêu chính phủ - Chính sách tiền tệ trong ngắn hạn: Lạm phát và cung tiền - Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ: Chính sách tài khóa mở rộng/ thắt chặt vs Chính sách tiền tệ nới lỏng/thắt chặt - Tổng cung và đường Phillips ngắn hạn + Các yếu tố đầu vào quyết định đường cung: Vốn, lao động,… + Đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn Nội dung 5: Chính sách kinh tế trong nền kinh tế mở - Thương mại quốc tế và Quản lý nhà nước về TMQT + Lý thuyết TMQT: Xuất khẩu, nhập khẩu và tại sao các quốc gia lại giao thương + Quản lý nhà nước về TMQT: Chủ thể, Khách thể, Công cụ/Phương tiện - Đầu tư quốc tế và Quản lý nhà nước về đầu tư quốc tế + Đầu tư quốc tế: FDI, ODA,… tại sao dòng vốn đầu tư dịch chuyển giữa các quốc gia + Quản lý nhà nước về Đầu tư quốc tế: Chủ thể, Khách thể, Công cụ/Phương tiện - Tài chính quốc tế + Tỷ giá và Cơ chế tỷ giá hối đoái + Cán cân thanh toán quốc tế + Bộ ba bất khả thi: phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái 4.2. Tài liệu ôn tập - Tài liệu ôn tập do Viện KT&KDQT phát hành xem tại đây; - Cập nhật tình hình thời sự liên quan đến ngành học trên các phương tiện thông tin đại chúng. HIỆU TRƯỞNG DUYỆT VIỆN TRƯỞNG (Đã ký) (Đã ký)