PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Lớp 10. Đề KT chương 6 (Đề số 1).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 2. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 3. Cho phản ứng: X  Y. Tại thời điểm t 1 nồng độ của chất X bằng C 1 , tại thời điểm t 2 (với t 2 > t 1 ) nồng độ của chất X bằng C 2 . Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ? A. 12 12 CC v tt    . B. 21 21 CC v tt    . C. 12 21 CC v tt    . D. 12 21 CC v tt    . Câu 4. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O 2 (g) → 2NO 2 (g). Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng là A. 2NOOvk.C.C. B. 2NOOv2k.C.C. C. 22 NOOvk.C.C. D. 22 NOOvk.C.C. Câu 5. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 6. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 7. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ, áp suất. B. Diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 8. Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau: 10ml dd Na 2S 2O 3 0,1M 10 ml dd H 2SO 4 0,1M ................................................ 10ml dd Na 2S 2O 3 0,05M 10 ml dd H 2SO4 0,1M ........................................ ................ Thí nghiệm 1Thí nghiệm 2 Nhận định nào sau đây là đúng? A. TN 1 có kết tủa xuất hiện trước. B. TN 2 có kết tủa xuất hiện trước. C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện. Câu 9. Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước, O 2 (g) + 2H 2 (g)  2H 2 O(g). Đường cong nào của oxygen? Mã đề thi: 601
A. Đường cong số (1). B. Đường cong số (2). C. Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng. Câu 10. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H 2 (g) + Br 2 (g)  2HBr(g) Lúc đầu nồng độ hơi Br 2  là 0,072 mol/L. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br 2  còn lại là 0,048 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br 2  trong khoảng thời gian trên là A. 8.10 -4  mol/(L.s). B. 6.10 -4  mol/(L.s). C. 4.10 -4  mol/(L.s). D. 2.10 -4  mol/(L.s). Câu 11. Chất xúc tác là chất A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiên liệu cháy ở trên vùng cao nhanh hơn khi cháy ở vùng thấp. B. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn. C. Dùng men làm chất xúc tác để chuyển hoá cơm nếp thành rượu. D. Nếu không cho nước dưa chua khi muối dưa thì dưa vẫn sẽ chua nhưng chậm hơn. Câu 13. Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu sau đây không đúng? A. Khí H 2 thoát ra nhanh hơn. B. Bột Fe tan nhanh hơn. C. Lượng muối thu được nhiều hơn. D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn. Câu 14. Khi tăng nhiệt độ thêm 10 o C thì tốc độ của một phản ứng tăng 2 lần. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng đó là A. 2. B. 3. C. 4. D. 10. Câu 15. Phương trình hoá học của phản ứng: CHCl 3 (g) + Cl 2 (g)  CCl 3 (g) + HCl(g). Khi nồng độ của CHCl 3 giảm 4 lần, nồng độ Cl 2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ A. tăng gấp đôi. B. giảm một nửa. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 16. Khi cho cùng một lượng aluminum (nhôm) vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây. Câu 17. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu)? A. Chất xúc tác. B. áp suất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 18. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO 3 ) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t 1 , t 2 , t 3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A. 321ttt. B. 123ttt. C. 123ttt. D. 213ttt. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Mỗi phát biểu sau về tốc độ phản ứng hóa học là đúng hay sai? a. Tốc độ của phản ứng hóa học chỉ có thể được xác định theo sự thay đổi nồng độ chất phản ứng theo thời gian. b. Tốc độ của phản ứng hóa học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian. c. Dấu “ – ” trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm. d. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ một chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó. Câu 2. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO (g) + O 2 (g)  2NO 2 (g). a. Theo thời gian, nồng độ NO 2 tăng dần nên tốc độ phản ứng tăng dần. b. Biểu thức tốc độ phản ứng: 2 .2.C NOOkC . c. Khi nồng độ O 2 tăng 4 lần và nồng độ NO giảm 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lần. d. Để tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần thì nồng độ NO và O 2 đều phải tăng 3 lần. Câu 3. Cho 5 gam zinc (kẽm) viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H 2 SO 4 4M ở nhiệt độ thường (25 o C). Tốc độ phản ứng thay đổi khi a. thay 5 gam zinc viên bằng 5 gam zinc bột. b. thay dung dịch H 2 SO 4 4M bằng dung dịch H 2 SO 4 2M. c. giảm nhiệt độ phản ứng từ 25 o C đến 10 o C. d. dùng dung dịch H 2 SO 4 gấp đôi so với ban đầu. Câu 4. Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl  CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O. Theo dõi thể tích CO 2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (thể tích khí được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). a. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. b. Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. c. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 ml/s. d. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ chất, (b) Áp suất, (c) Nhiệt độ, (d) Diện tích tiếp xúc, (e) Chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau: (a) Fe 3 O 4 (s) + 4CO(g)  3Fe(s) + 4CO 2 (g) (b) 2NO 2 (g)  N 2 O 4 (g) (c) H 2 (g) + Cl 2 (g)  2HCl(g) (d) CaO(s) + SiO 2 (s)  CaSiO 3 (s) Liệt kê cấc phản ứng thay đổi tốc độ khi áp suất thay đổi theo dãy số thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 3. Cho phản ứng: 2CO(g)  CO 2 (g) + C(s). Để tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần thì nồng độ của carbon monoxide (CO) phải tăng lên bao nhiêu lần? Câu 4. Cho chất xúc tác MnO 2 vào 100 mL dung dịch H 2 O 2 , sau 60 giây thu được 0,0015 mol khí O 2 . Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H 2 O 2 ) trong 60 giây là a.10 –4 M/s?

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.