Content text ĐỀ 3 - CK2 LÝ 11 - FORM 2025 (CV7991).docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 3 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. khả năng sinh công của điện trường khi đặt một điện tích thử q tại điểm đang xét. B. khả năng tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. C. khả năng tích điện của tụ điện khi đặt một hiệu điện thế U vào hai bản tụ. D. điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích thử q. Câu 2. Một electron bay với vận tốc ban đầu vào trong điện trường đều của hai bản kim loại giống nhau, tích điện trái dấu như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Lực điện trường tác dụng lên electron cùng phương, ngược chiều với vận tốc . B. Electron chuyển động chậm dần đều theo phương song song với hai bản kim loại. C. Electron chuyển động theo quỹ đạo cong về phía bản kim loại tích điện âm. D. Electron chuyển động theo quỹ đạo cong về phía bản kim loại tích điện dương. Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là U MN = 20 V. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Nếu điện thế tại N bằng 0 thì điện thế tại M bằng 20 V. B. Nếu điện thế tại M bằng 0 thì điện thế tại N bằng – 20 V. C. Điện thế tại M có giá trị dương, tại N có giá trị âm. D. Điện thế tại M cao hơn điện thế tại N 20 V. Dựa vào dữ kiện sau để trả lời câu 4 và câu 5: Một tụ điện có thông số trên vỏ là 4700μF – 16 V. Câu 4. Các thông số đó mang ý nghĩa là A. điện tích giới hạn của tụ: 4700μF, hiệu điện thế đánh thủng tụ: 16 V. B. điện tích giới hạn của tụ: 4700μF, hiệu điện thế giới hạn của tụ: 16 V. C. điện dung của tụ: 4700μF, hiệu điện thế đánh thủng tụ: 16 V. D. điện dung của tụ: 4700μF, hiệu điện thế giới hạn của tụ: 16 V. Câu 5. Năng lượng tối đa mà tụ điện có thể tích trữ trong mỗi lần nạp là A. 601,6.10 -3 J. B. 37,6.10 -3 J. C. 6,9.10 -7 J. D. 301,0.10 -3 J. Câu 6. Nếu S là diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn kim loại, n là mật độ hạt mang điện, v là tốc độ trôi của electron, e là điện tích của electron. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian t có độ lớn là A. q = . B. q = Snv.t. C. q = Snv. D. q = Snv.t. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật Ohm? Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và điện trở của dây. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Câu 8. Công của nguồn điện là A. lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s. B. công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn. C. công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
D. công của dòng điện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích trong mạch kín. Câu 9. Thông số 3V được ghi trên bề mặt pin như hình bên có ý nghĩa là A. suất điện động của pin. B. hiệu điện thế của pin. C. điện trở trong của pin. D. dung lượng của pin. Câu 10. Điện tích điểm q = - 3.10 -6 C được đặt trong điện trường có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và cường độ điện trường E = 15000 V/m. Độ lớn, phương và chiều của F trong trường hợp này là A. F = 0,045 N, có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. B. F = 0,45 N, có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên trên. C. F = 0,045 N, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. D. F = 0,45 N, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Câu 11. Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở trong hình bên. Điện trở có giá trị là A. . B. . C. . D. . Câu 12. Một điện trở R = 5 Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,8 V để tạo thành mạch kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là P = 0,45 W. Điện trở trong của nguồn điện là A. 0,3 Ω. B. 0,5 Ω. C. 1,0 Ω. D. 1,5 Ω. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Cho hai bản cực song song, cách nhau 20 cm như hình bên. D và C là hai điểm nằm trên đường trung trực của AB. a) Hiệu điện thế giữa hai điểm B và A là 1kV. b) Cường độ điện trường giữa hai bản tụ có độ lớn 5000 V/m, có phương nằm ngang, chiều từ A đến B. c) Điện thế tại D lớn hơn điện thế tại C. d) Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích q = 2µC từ A đến C là . Câu 2. Một chiếc bàn là được nhãn năng lượng 220 V – 2000 W. Một người vì không để ý điều này nên đã sử dụng bàn là với ổ điện có hiệu điện thế 110 V. a) Chiếc bàn là đã chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng nhiệt thông qua điện trở trong bàn là. b) Bàn là sử dụng hiệu điện thế định mức là 220 V và công suất định mức 2000 W. c) Điện trở trong chiếc bàn là có giá trị R = 0,11 Ω. d) Khi sử dụng nguồn điện U = 110 V, bàn là hoạt động với công suất nhỏ hơn công suất định mức 2 lần. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm trong chân không cách nhau một khoảng r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn F. Khi đặt trong một môi trường điện môi có hằng số điện môi bằng 9 đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng đi 30 cm so với trong chân không thì lực tương tác vẫn là F. Giá trị lớn nhất của r bằng bao nhiêu cm? Câu 2. Khi một điện tích q = - 2µC di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường thì công của lực điện thực hiện là 7.10 -5 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N bằng bao nhiêu V? Câu 3. Trong mỗi giây có hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn bằng đồng. Cho độ lớn điện tích nguyên tố là Cường độ dòng điện qua dây dẫn bằng bao nhiêu A? Câu 4. Đặt vào hai đầu một điện trở một hiệu điện thế , cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở giảm đi thì ta phải tăng giá trị điện trở thêm một lượng bằng bao nhiêu Ω?