Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 11 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 11 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hình 1 dưới đây mô tả hình thái các cặp nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n = 8) ở ruồi giấm bình thường. Hình 1 Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm theo mô tả của hình trên là A. cặp NST số IV. B. cặp NST số I. C. cặp NST số II. D. cặp NST số III. Câu 2: Tác nhân gây đột biến gene nào sau đây là tác nhân hóa học? A. Virus B. Tia phóng xạ. C. 5- bromouracil. D. Tia tử ngoại. Câu 3: Hình 1 dưới đây mô tả một giai đoạn trong hô hấp tế bào. Một phân tử Glucose bị oxy hoá hoàn toàn trong giai đoạn đường phân và chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ glucose nằm trong phân tử nào sau đây? Hình 1 A. Trong O 2 . B. Trong NADH. C. Trong phân tử NAD + . D. Trong FAD + . Câu 4: Bạn An trồng cây rong đuôi chó trong bể cá cảnh, loại cây này hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây? A. Thân. B. Lá. C. Bề mặt cơ thể. D. Lông hút của rễ. Câu 5. Ở người, trên cánh ngắn của NST Y có gene SRY (sex-determining region Y gene) quy định giới tính nam. Vì vậy, giới tính được quyết định bởi việc có hay không có NST Y mang vùng gene SRY + ; Hình 3 mô tả 2 cặp NST giới tính (XX và XY) ở người bình thường.
Một người nhìn bề ngoài là nam nhưng khi xét nghiệm NST bác sĩ nói rằng bản thân họ là nữ về mặt di truyền. Người đó có thể có cặp NST nào trong số 4 cặp NST giới tính ở Hình 4? A. Số 1. B. Số 2. C. Số 3. D. số 4. Câu 6: Một bé trai lớn lên trong trại trẻ mồ côi và được một cặp vợ chồng già (có con gái và con rể đã chết trong một tai nạn) nhận là cháu ngoại. Một người phụ nữ khác cũng nhận đứa trẻ là con đã bỏ rơi trước đây của mình nên muốn nhận lại con. Phương pháp nào sau đây giúp xác định được huyết thống của đứa trẻ trong trường hợp này? A. Đối chiếu nhóm máu của các thành viên. B. Lấy tế bào hồng cầu của người ông, người phụ nữ đơn thân và bé trai để xét nghiệm DNA. C. Đối chiếu cấu trúc NST giới tính Y của người ông với bé trai. D. Thử DNA ti thể của hai người phụ nữ với DNA ti thể của bé trai. Dùng thông tin sau để trả lời câu 7 và câu 8: Ở quần đảo Galapagos thuộc vùng Trung Mỹ, loài chim sẻ Geospiza fortis có kích thước mỏ đa dạng và phù hợp với các loại hạt cây mà chúng ăn: chim sẻ có mỏ nhỏ thường ăn hạt nhỏ, mềm; chim sẻ có mỏ lớn hơn thường ăn hạt to, cứng. Trong một nghiên cứu kích thước mỏ trung bình của quần thể chim sẻ đo được năm 1976 là 9,4 mm. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài làm phần lớn các cây hạt nhỏ, mềm bị chết do chịu hạn kém. Kéo theo đó là 80% chim sẻ bị chết, chủ yếu là chim sẻ có mỏ nhỏ ăn hạt nhỏ mềm. Đến năm 1978, quần thể chim sẻ này có kích thước trung bình là 10,2mm. Câu 7: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, quá trình này dẫn tới hiện tượng nào sau đây? A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi. B. Tạo ra các allele mới. C. Hình thành các kiểu hình mới. D. Hình thành quần thể thích nghi. Câu 8: Quần thể này đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Dòng gene. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 9: Hình 5 sau đây minh họa cho các con đường hình thành loài. Hình nào minh họa cho con đường hình thành loài cùng khu? A. Hình a. B. Hình d. C. Hình c. D. Hình b. Câu 10: Dấu hiệu đánh dấu sự hình thành loài mới là A. cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D. cách li mùa vụ.