Content text BÀI TIẾT - DA.doc
BÀI TIẾT - DA Câu 1: a. Bài tiết là gì? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể sống? b. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng ra khỏi cơ thể do cơ quan nào đảm nhiệm? c. Các sản phẩm bài tiết phát sinh từ đâu? Hướng dẫn trả lời a. Bài tiết: Là quá trình không ngừng lọc và thải ra môi trường các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào sinh ra, một số chất thừa, chất độc được đưa vào cơ thể cũng sẽ được bài tiết ra ngoài. - Bài tiết đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể sống, thể hiện ở các mặt sau: + Loại bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể. + Giúp cơ thể tránh sự đầu độc của các chất độc. + Làm cho môi trường trong cơ thể luôn được ổn định (độ pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu...). + Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. b. Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO 2 , nước tiểu, mồ hôi. - Các cơ quan tham gia bài tiết sản phẩm thải là: + Hệ hô hấp (phổi): Thải loại CO 2 . + Hệ bài tiết nước tiểu (thận): Thải loại nước tiểu. + Da: Thải loại mồ hôi. c. Sự phát sinh sản phẩm bài tiết: - Các sản phẩm thải được phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO 2 , nước tiểu, mồ hôi). - Từ hoạt động tiêu hóa (các ion, chất thừa, chất độc...). Câu 2: a. Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? b. Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào? Hướng dẫn trả lời a. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. * Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. + Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận. * Ống dẫn nước tiểu: Có vai trò dẫn nước tiểu được hình thành ở thận đến tích trữ ở bóng đái. * Bóng đái: Là cơ quan tích trữ nước tiểu để chuẩn bị đào thải ra ngoài thành từng đợt (theo ý muốn). * Ống đái: Là cơ quan đưa nước tiểu được tích trữ ở bóng đái ra khỏi cơ thể. b. Quá trình tạo thành nước tiểu: - Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Sự hình thành nước tiểu phải thông qua 3 quá trình: Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu, quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và quá trình bài tiết tiếp. + Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu: Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40 A°) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết: Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra quá trình hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (Các chất dinh dưỡng, các ion Na + , Cl - ...). + Quá trình bài tiết tiếp: Sau khi hấp thụ lại các chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác, còn lại các chất độc và các chất không cần thiết (Axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H + , K + ...) được bài tiết tiếp. Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức. => Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ xuống bóng đái, sau đó theo ống đái ra ngoài Câu 3 a. Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục?
b. Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là gì? Hướng dẫn trả lời a. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ thải ra ngoài vào những lúc nhất định) là vì: - Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận, quá trình hình thành nước tiểu diễn ra liên tục → Nên nước tiểu được hình thành liên tục. - Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài vào những lúc nhất định là vì, khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, khi đó cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài (ở người trưởng thành, nước tiểu được thải ra ngoài theo ý muốn). b. Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. - Khẩu phần ăn uống hợp lí (không nên ăn quá mặn, quá chua, thức ăn có nhiều chất tạo sỏi). - Không ăn thức ăn ôi thiu. - Uống đủ nước. - Đi tiểu ngay khi buồn tiểu (không nên nhịn tiểu). Câu 4: Vì sao ngưòi lớn có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn? Ở trẻ nhỏ có hiện tượng tiểu đêm trong giấc ngủ (tè dầm)? Hướng dẫn trả lời - Bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu trước khi bài xuất ra ngoài qua ống đái. Chỗ bóng đái thông với ống đái có cơ vòng thuộc loại cơ trơn đóng chặt, cơ trơn hoạt động theo cơ chế phản xạ thần kinh (không theo ý muốn), khi lượng nước tiểu trong bóng đái tăng lên khoảng 200 ml sẽ làm căng bóng đái, tăng áp suất trong bóng đái và cảm giác buồn đi tiểu, lúc này có luồng xung thần kinh làm mở cơ vòng để nước tiểu thoát ra ngoài. + Ở người lớn phía dưới vòng cơ trơn của ống đái còn có vòng cơ vân đã phát triển hoàn thiện, cơ này có khả năng co rút tự ý. Vì vậy, khi ý thức hình thành, cơ thể có thể bài xuất nước tiểu theo ý muốn. + Ở trẻ nhỏ, do cơ vân thắt bóng đái phát triển chưa hoàn chỉnh nên khi lượng nước tiểu nhiều gây căng bóng đái, sẽ có luồng xung thần kinh gây co cơ bóng đái và mở cơ trơn ống đái để thải nước tiểu, điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh. Câu 5: a. So sánh thành phần của nước tiểu đầu với thành phần của máu? Vì sao nước tiểu đầu lại có các thành phần khác so với máu? b. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Hướng dẫn trả lời a. So sánh thành phần của nước tiểu đầu với thành phần của máu: - Giống nhau: + Đều có các chất dinh dưỡng và các muối khoáng gần giống nhau (trừ prôtêin) + Đều duy trì ở trạng thái lỏng. + Đều có các chất cặn bã và sản phẩm phân hủy của tế bào. - Khác nhau: Nước tiểu đầu Máu - Không có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn. - Nồng độ chất cặn bã cao hơn máu. - Có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn. - Nồng độ chất cặn bã thấp hơn nước tiểu đầu. * Nước tiểu đầu có các thành phần khác so với máu là vì: + Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở nang cầu thận + Quá trình lọc máu ở nang cầu thận diễn ra do sự chênh lệch áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc) phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc. + Màng lọc và vách mao mạch với kích thước lỗ lọc là 30-40 Å + Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn hơn 30 - 40 Å nên không qua được lỗ lọc. + Các chất khác có kích thước nhỏ hơn 30 - 40 Å nên có thể qua được lỗ lọc. b. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: - Giống nhau:
+ Đều tạo ra từ đơn vị chức năng của thận. + Đều có chứa nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như urê, axit uric.. - Khác nhau: Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức - Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn. - Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. - Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn. - Được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận thuộc đoạn đầu của đơn vị thận - Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. - Gần như không còn các chất dinh dưỡng - Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc. - Được tạo ra trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở đoạn sau của đơn vị thận. * Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: Là lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong cơ thể. Câu 6: Thế nào là bệnh sỏi thận? Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sỏi thận? Hướng dẫn trả lời - Bệnh sỏi thận là hiện tượng lắng đọng những chất có thể được hòa tan trong nước tiểu, nhưng vì nguyên nhân nào đó mà nó kết tinh lại với nhau để tạo thành sỏi trong thận. - Nguyên nhân: + Do uống không đủ nước → dẫn tới hiện tượng các chất kết tinh tạo thành sỏi. + Do đường dẫn tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, lâu ngày lắng đọng tạo sỏi. + Do bị uxơ tiền liệt tuyến, khiến cho nước tiểu đọng lại ở các khe. + Do chế độ ăn uống không hợp lí. + Do bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục... - Biểu hiện: + Thường bị đái dắt, đau buốt, đái mũ tái phát nhiều lần và có thể đi tiểu ra sỏi. + Đi tiểu ra máu (trường họp biến chứng của sỏi thận) + Xuất hiện đau từng cơn: Đau ở thắt lưng, bụng dưới, trướng bụng... Câu 7: Hiện tượng nước tiểu có màu vàng là do những nguyên nhân nào? Hướng dẫn trả lời - Hiện tượng nước tiểu có màu vàng là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân do mắc bệnh viêm gan B. Tuy nhiên nước tiểu vàng chưa chắc đã bị bệnh viêm gan B. Ví dụ: Khi trời nóng nực, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, uống nước ít thì thận sẽ làm cho nước tiểu bị cô đặc lại nên có màu vàng hơn bình thường. - Thông thường do những nguyên nhân sau thì nước tiểu vẫn có màu vàng. + Uống không đủ nước: Lượng nước uống không đủ nên cơ thể không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng. + Do thực phẩm: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. uống rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi. + Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu. + Viêm hiệu đạo đo lậu: Ngoài triều chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. + Tiểu dưỡng trấp: Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng trấp trong nước tiểu. Triệu chứng của tiểu dưỡng trấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo. + Tiểu phosphate: Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.
+ Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu vàng như: Thuốc điều trị đái tháo đường, vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho. Nếu nước tiểu đục do uống thiếu nước, do thực phẩm thì cần thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên, uống đủ nước thì nước tiểu trong trở lại. Câu 8: Thận rất nhạy cảm với nồng độ ôxi trong máu và huyết áp. Điều này có liên quan gì đến hoạt động của thận? Hướng dẫn trả lời - Hoạt động của các tế bào thận đòi hỏi về nhu cầu ôxi và các chất dinh dưỡng rất lớn, để cung cấp năng lượng cho quá trình tái hấp thụ các chất ở ống thận. - Sự nhạy cảm với nhu cầu ôxi trong máu là cách để đòi hỏi cơ thể phải có điều chỉnh khi nồng độ ôxi trong máu thấp, đảm bảo cho các tế bào thận hoạt động bình thường. - Huyết áp liên quan trực tiếp đến sự lọc nước tiểu cũng như lượng máu nuôi thận. Thận nhạy cảm với huyết áp thực chất là nhạy cảm với lượng ôxi trong máu, vì khi huyết áp thấp thì lượng ôxi đến thận cũng giảm đi. Câu 9: a. Hãy phân tích một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu? b. Theo em, cần làm gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân gây hại làm tổn thương? Hướng dẫn trả lời a. Một sổ tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: - Hoạt động lọc kém hiệu quả là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Vi khuẩn gây viêm cầu thận. + Vi khuẩn theo đường ăn uống mang vào. + Một số chất độc có trong thức ăn. - Hoạt động hấp thụ lại kém hiệu quả là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Các tế bào ống thận bị thiếu ôxi lâu ngày. + Các tế bào ống thận bị đầu độc bởi các chất độc như: Thủy ngân, asenic... + Vi khuẩn gây viêm tế bào ống thận. - Hoạt động bài tiết tiếp kém hiệu quả là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Sự tạo sỏi từ các chất vô cơ và hữu cơ có trong thức ăn → gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. + Vi khuẩn gây viêm bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.. b. Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh khỏi các tác nhân gây hại làm tổn thương thì cần phải: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm các cơ quan bên ngoài (tai, mũi, họng) sau đó gián tiếp gây viêm cầu thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu... - Khẩu phần ăn uống hợp lí (không nên ăn quá mặn, quá chua, có nhiều chất tạo sỏi): Tránh để thận làm việc quá nhiều, tránh các chất tạo sỏi, tạo điều kiện cho quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra theo chiều hướng có lợi cho cơ thể. - Không ăn thức ăn ôi thiu: Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu nói riêng, cho toàn cơ thể nói chung. - Uống đủ nước: Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục, bình thường. - Đi tiểu ngay khi buồn tiểu (không nên nhịn tiểu): Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục, hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. Câu 10: a. Da có cấu tạo như thế nào? b. Vì sao nói tóc, lông và móng là sản phẩm của da? Hướng dẫn trả lời a. Da có cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì: + Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. + Dưới tầng sùng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. - Lớp bì: Được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt, trong đó gồm có: + Các thụ quan.