Content text CD F Bai 3.docx
Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 3. THỰC HÀNH TẠO VÀ CHẠY THỬ CHƯƠNG TRÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ: - Giải thích chương trình là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện. - Chạy thử chương trình và điều chỉnh để có chương trình tốt hơn. 2. Năng lực a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Giải quyết vẫn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. b) Năng lực riêng - Giải thích được chương trình là bản mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu và thực hiện. - Chạy thử được chương trình và có thể sửa lỗi hoặc điều chỉnh để có được chương trình tốt hơn. 3. Phẩm chất - Rèn luyện đức tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Tin học 9. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK; SBT Tin học 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giới thiệu nội dung của buổi thực hành b) Nội dung: GV giới thiệu nhiệm vụ thực hành; HS lắng nghe; chuẩn bị thực hành. c) Sản phẩm học tập: Nội dung thực hành. d) Tổ chức thực hiện. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân công HS vào các máy. - GV giới thiệu nội dung thực hành: Viết Chương trình, Chạy thử để sửa lỗi và chạy chương trình để nhận kết quả. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe và thực hành. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 HS nhắc lại nội dung thực hành. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chuẩn kiến thức - GV dânnx dắt HS vào bài học: Bài 3. Thực hành tạo và chạy thử chương trình. B. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP. Nhiệm vụ 1. Tạo chương trình cho hoạt hình theo các thuật toán em đã mô tả ở bài thực hành trước. a) Mục tiêu - HS Tạo chương trình cho hoạt hình theo các thuật toán em đã mô tả ở bài thực hành trước. b) Nội dung - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trong SGK c) Sản phẩm học tập - HS Tạo chương trình cho hoạt hình theo các thuật toán em đã mô tả ở bài thực hành trước. d) Tổ chức hoạt động
HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để thực hiện các công việc sau: - Bước 1. Tạo hai nhân vật Bóng hồng và Bóng xanh. - Bước 2. Đặt lại tên trang phục để thể hiện màu của trang phục. - Bước 3. Tạo chương trình điều khiển nhân vật Bóng hồng. - Bước 4. Tạo chương trình điều khiển Bóng xanh 1. - Bước 5. Nhân bản Bóng xanh 1 để có tất cả 14 bóng xanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ thực hành được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 1. Tạo chương trình cho hoạt hình theo các thuật toán em đã mô tả ở bài thực hành trước. - B1. Trong môi trường Scratch, để tạo nhân vật Bóng hồng em chọn Ball trong danh sách các nhân vật cho sẵn và đổi tên thành Bóng hồng. Làm tương tự để có nhân vật Bóng xanh 1. - B2. Hai nhân vật Bóng hồng và Bóng xanh 1 đều có các trang phục với các màu khác nhau. Nên đổi tên trang phục, ví dụ trang phục màu xanh đang có tên là ball – b được đổi tên là màu- xanh. Tương tự đổi tên trang phục có màu hồng thành màu-hồng. - B3. Theo thuật toán đã mô tả ở bài thực hành trước, chọn các lệnh trong Scratch để thể hiện thuật toán đó. - B4. Tạo chương trình điều khiển nhân vật Bóng xanh 1. - B5. Nhân bản Bóng xanh 1 để có tất cả 14 Bóng xanh. Chú ý: Khi nhân bản 13 lần nhân vật Bóng xanh 1, ta sẽ có 14 nhân vật với tên gọi Bóng xanh 1, Bóng xanh 2, …, Bóng xanh 14. Mỗi nhân vật là kết quả của nhân bản Bóng xanh 1 đều có chương trình điều khiển giống hệt như của Bóng xanh 1. Nhiệm vụ 2. Chạy thử chương trình đã tạo được để xem kết quả đoạn hoạt hình có đũng như yêu cầu (mô tả) của hài toán hay không? a) Mục tiêu - HS chạy thử chương trình, từ đó phát hiện ra lỗi và khắc phục b) Nội dung - HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trong sgk c) Sản phẩm học tập
- Chương trình hoàn chỉnh sau khi được chỉnh sửa. d) Tổ chức hoạt động HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS Chạy thử chương trình đã tạo được để xem kết quả đoạn hoạt hình có đũng như yêu cầu (mô tả) của hài toán hay không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chạy thử chương trình Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo có kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. Nhiệm vụ 2. Chạy thử chương trình đã tạo được để xem kết quả đoạn hoạt hình có đũng như yêu cầu (mô tả) của hài toán hay không? Hướng dẫn: - Lần đầu tiên chạy thử các chương trình ở Hình 2 và Hình 3, em thấy đoạn hoạt hình đã đúng như mô tả. Tuy nhiên khi chạy chương trình thêm một số lần khác nữa, em nhận thấy khi bắt đầu hoạt hình , ngoài một bóng hồng di chuyển còn có một bóng hồng khác đứng yên. Lỗi này do những bóng xanh trong lần chạy trước đó đã đổi sang trang phục màu-hồng rồi. Bởi vậy, muốn sửa lỗi này, em cần thêm vào đầu các chương trình điều khiển bóng xanh một lệnh để bắt đầu hoạt hình thì bóng xanh có trang phục màu-xanh (Hình 5). - Quan sát đoạn hoạt hình khi chạy thử chương trình, em có thể muỗn Bóng hồng di chuyển chậm hơn và di chuyển một đoạn dài hơn rồi mới đổi hướng. Em có thể thay đổi các tham số trong chương trình , thêm lệnh chờ (wait) chỉnh sửa chương trình để bóng hồng chuyển động phù hợp với ý muốn của em. Hình 6 là kết quả chỉnh sửa chương trình câu lệnh lặp ở Hình 2 để bóng hồng di chuyển chậm hơn và di chuyển nhiều bước hơn mới đổi hướng. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học Tạo chương trình trò chơi hoạt hình bóng chuyển màu