PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Bài 10. Protein và enzyme (Bản 2).docx


1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Giới thiệu cho HS về các sản phẩm có chứa protein xung quanh chúng ta. - Tạo tình huống có vấn đề, lôi cuốn HS vào bài học giúp HS hứng thú, có động lực tìm hiểu về protein. - Khơi gợi, tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức mới cho HS. - HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả. b) Nội dung: CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Chiếu hình ảnh một số loại thực phẩm hằng ngày và một số vai trò protein trong đời sống, HS quan sát các hình ảnh trả lời các câu hỏi bên dưới: a. Kể tên các sản phẩm chứa protein xung quanh chúng ta mà em biết? b. Nêu vai trò của protein trong cuộc sống? c) Sản phẩm: TRẢ LỜI CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG a. Protein có trong cá, thịt, trứng, gà, vịt, tôm, mực….. b. – Cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Cung cấp nguyên liệu xây dựng tế bào - Điều hòa các hoạt động sống. - Giúp vận chuyển các chất…. d) Tổ chức thực hiện: - Học sinh hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi trong phiếu “câu hỏi khởi động” trong thời gian 5 phút. - Giáo viên có thể kết hợp cho học sinh theo dõi video ở đường link sau: https://www.youtube.com/watch?v=ilua87HbXR4 - GV theo dõi các học sinh thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ nếu học sinh gặp khó khăn bằng các gợi ý phù hợp. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí của protein. Mục tiêu : - Trình bày khái niệm protein, đặc điểm cấu tạo của protein. - Nêu tính chất vật lí của protein. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 6 nhóm. Chiếu hình ảnh lên cho HS quan sát, phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. GV chiếu mô hình 10.1, yêu cầu HS quan sát mô hình phân tử insulin và trả lời các câu hỏi sau : a. Chỉ ra vị trí các amino acid đã học như Gly, Ala, Val, Glu, Lys trên mô hình phân tử? b. Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo và phân tử khối của insulin? c. Nêu khái niệm về protein? TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. a. HS thực hành chỉ trực tiếp lên hình ảnh. b. - Insulin gồm rất nhiều gốc amino acid tạo thành. - Insulin có phân tử khối lớn. c. Protein là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.
Câu 2. Protein được chia thành 2 loại cơ bản nào? Loại protein nào bị thủy phân hoàn toàn chỉ thu được các α – amino acid? Câu 3. Tìm thông tin về hình dạng, tên protein, vị trí trên cơ thể, tính tan vào bảng: Hình dạng protein Tên protein (vị trí trên cơ thể) Tính tan Hình sợi Hình cầu - Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1. - HS nhận nhiệm vụ, nêu thắc mắc nếu có trước khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát và ghi nhận hoạt động của các nhóm. Hỗ trợ các nhóm học sinh nếu gặp khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động bằng các gợi ý phù hợp. - HS thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu học tập. Câu 2. Protein được chia thành 2 loại cơ bản: protein đơn giản và protein phức tạp. Protein đơn giản bị thủy phân hoàn toàn chỉ thu được các α – amino acid. Câu 3. Hình dạng protein Tên protein (vị trí trên cơ thể) Tính tan Hình sợi Keratin (tóc, móng…), collagen (da, sụn), myosin (cơ bắp) Không tan trong nước và các dung môi thông thường. Hình cầu Hemoglobin (máu), abumin (lòng trắng trứng gà) Tan trong nước tạo dung dịch keo. Báo cáo kết quả và thảo luận - Yêu cầu đại diện hai nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập số 1. - Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm. Nhóm thứ nhất báo cáo câu hỏi số 1, nhóm thứ hai báo cáo câu hỏi số 2 và 3. - Các nhóm còn lại theo dõi, thảo luận, nhận xét và góp ý. Kết luận và nhận định - Nhận xét sản phẩm của các nhóm, phân tích các nội dung mà nhóm đã trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến thức trọng tâm) để ghi vào vở. - Nhận xét thái độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm học sinh, định hướng nhiệm vụ tiếp theo mà các nhóm cần thực hiện. - HS theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm. + Protein là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide. + Protein được chia thành 2 loại: protein đơn giản và
protein phức tạp. + Protein đơn giản bị thủy phân hoàn toàn chỉ thu được các α – amino acid. + Protein dạng hình sợ không tan trong nước và các dung môi thông thường, protein dạng hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo. 2.2. Hoạt động tìm hiểu về tính chất hóa học protein. Mục tiêu : - Trình bày tính chất hóa học của protein : + Bị thủy phân bởi các acid, base hoặc enzyme. + Phản ứng đông tụ của protein. + Phản ứng màu biuret và phản ứng với nitric acid. - Thực hiện được thí nghiệm phản ứng đông tụ và phản ứng màu biuret. - Thống nhất giữa nội dung báo cáo và kết quả thí nghiệm trong quá trình thực hiện. - Có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất và dụng cụ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm lấy các dụng cụ hóa chất đã được chuẩn bị sẵn sao cho đủ số lượng như trong phiếu học tập số 2, di chuyển về đúng vị trí của từng nhóm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. Tìm hiểu phản ứng thủy phân : a. Protein bị thủy phân ở điều kiện nào ? b. Nhận xét về sản phẩm thủy phân protein đơn giản trong mỗi trường hợp sau: (1) Thủy phân không hoàn toàn ; (2) Thủy phân hoàn toàn. Câu 2. Tìm hiểu phản ứng màu và phản ứng đông tụ Các nhóm tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM Kiểm tra dụng cụ và hóa chất - Hóa chất: Dung dịch HNO 3 đặc, dung dịch lòng trắng trứng. - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn. Cách tiến hành - Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 2mL dung dịch lòng trắng trứng. - Bước 2: Đun nóng ống nghiệm (1) trên ngọn lửa đèn cồn trong 2-3 phút. - Bước 3 : Thêm vài giọt dung dịch HNO 3 đặc vào ống nghiệm (2). TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1. a. Protein bị thủy phân bởi acid, base hoặc enzyme. b. (1) Thủy phân không hoàn toàn thu được các peptide. (2) Thủy phân hoàn toàn thu được các α-amino acid. Câu 2: Nhiệm vụ 1: - Dự kiến hiện tượng: ống nghiệm (1) khi nước sôi, lòng trắng trứng dần xuất hiện những khối rắn màu trắng, kết tủa dần xuống đáy cốc. ống nghiệm (2) lòng trắng trứng chuyển sang chất rắn màu vàng. Nhiệm vụ 2 – Nhiệm vụ 3: Rút ra kết luận: Protein có phản ứng màu với nitric acid, sản phẩm là chất rắn có màu vàng. Protein bị đông tụ dưới tác dụng nhiệt. Câu 3: a. Thuốc thử Hiện tượng Giải thích nguyên nhân Biuret Dung dịch màu tím Protein chứa nhiều liên kết peptide Nitric acid Chất rắn màu vàng Phản ứng nitro hóa các amino acid

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.