Content text CD E 1 Bài 2 THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG.docx
BÀI 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng cụ thể. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng: Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng cụ thể. 3. Phẩm chất: Thành thạo kĩ năng tin học, yêu thích các môn học khác. Chăm chỉ trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Tin học 9. Phòng máy tính có kết nối Internet. 2. Đối với học sinh SGK, SBT Tin học 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) a. Mục tiêu: HS chuẩn bị tâm thế để thực hành. b. Nội dung: GV giới thiệu nội dung thực hành; HS lắng nghe và sẵn sàng thực hành một số thí nghiệm ảo trong Vật lí và Sinh học. c. Sản phẩm học tập: Nội dung nhiệm vụ thực hành. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn chung: Truy cập trang web của PhET Interaction Simulations (https://phet.colorado.edu/vi/) để thực hành sử dụng trực tuyến một số thí nghiệm ảo:
- GV yêu cầu HS: Thao tác theo hướng dẫn, quan sát kết quả nhận được, rút ra kết luận theo yêu cầu. - GV giới thiệu cho HS: + Bài 1 là thực hành khám phá, rút ra kết luận định tính. + Bài 2 theo các kịch bản chi tiết hơn để nhận được kết quả có tính định lượng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn chung, truy cập trang web của PhET Interaction Simulations. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời cả lớp báo cáo kết quả truy cập vào trang web của PhET Interaction Simulations trước khi tiến hành thực hành. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và cho HS vào bài học: Bài 2: Thực hành sử dụng phần mềm mô phỏng. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (35’) Hoạt động 1: Thực hành sử dụng thí nghiệm ảo Quang hình trong Vật lí (20’) a. Mục tiêu: HS thực hiện theo hướng dẫn trong SGK để làm thí nghiệm ảo Quang hình trong Vật lí. b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn trong SGK và thay đổi được các đại lượng trong thí nghiệm ảo. c. Sản phẩm học tập: HS mô tả được sự thay đổi của các đại lượng và rút ra kết luận. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bài 1. Sử dụng thí nghiệm ảo Quang hình trong Vật lí
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, thảo luận và thực hành khám phá theo nội dung Nhiệm vụ (SGK – tr26) Làm thí nghiệm ảo để phát hiện sự phụ thuộc của tiêu điểm, ảnh ảo đối với từng tham số của thấu kính. Cụ thể là: 1) Mô tả sự thay đổi tương ứng của tiêu điểm, ảnh ảo. 2) Rút ra kết luận về sự phụ thuộc tăng hay giảm của tiêu cự (là khoảng các từ quang tâm đến tiêu điểm) với tham số đang xét. - GV gợi ý HS thực hiện theo nội dung Hướng dẫn theo SGK. - Sau khi HS thực hành và trả lời câu hỏi, GV kết luận về nội dung sử dụng thí nghiệm ảo Quang hình trong Vật lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ thực hành được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Sử dụng thí nghiệm ảo Quang hình trong Vật lí. - GV chuyển sang hoạt động Sử dụng thí nghiệm ảo Chọn lọc tự nhiên trong Sinh học. Bước 1. Mở thí nghiệm ảo https://phet.colorado.edu/vi/ Trong CÁC MÔ PHỎNG, chọn Vật lí chọn Quang hình rồi nháy chuột vào để bắt đầu tương tác và xem mô phỏng; chọn Thấu kính. Bước 2. Dùng chuột kéo thanh trượt để thay đổi lần lượt các tham số thấu kính lồi: - Bán kính cong (Radius of Curvature); - Chiết suất (Index of Refraction); - Đường kính (Diameter).
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng thí nghiệm ảo Chọn lọc tự nhiên trong Sinh học (15’) a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức và kỹ năng khai thác phần mềm mô phỏng. b) Nội dung: HS thực hành nội dung Bài 2. Sử dụng thí nghiệm ảo sinh học Chọn lọc tự nhiên. c) Sản phẩm: - HS thực hành mở được thí nghiệm ảo sinh học Chọn lọc tự nhiên d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập 1: + Gv chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy HS hoạt động theo bàn máy tính (2-3 em/máy) yêu cầu HS thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ và thảo luận. + Nhiệm vụ: Làm thí nghiệm ảo theo các kịch bản như hướng dẫn để nghiên cứu tác động của môi trường sống đến sinh trưởng của loài vật trong tự nhiên. *HS thực hiện nhiệm vụ - Dãy 1: Thảo luận và thực hành kịch bản 1. - Dãy 2: Thảo luận và thực hành kịch bản 2. - GV hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. - GV yêu cầu 2 dãy so sánh kết quả + Kịch bản 1: Nếu để thỏ phát triển tự nhiên, không có sự can thiệp của nhân tố môi trường thì đến thế hệ thứ 6 thì thỏ đã chiếm lĩnh toàn thế giới. + Kịch bản 2: Nếu để thỏ có có sự can thiệp của nhân tố môi trường khi thêm sói thì toàn bộ thỏ đều qua đời.