Content text 46. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa Học - Liên trường Nghệ An (Lần 1).docx
Trang 1/4 – Mã đề 026 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN (Đề thi có 04 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 026 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Ethyl propionate là ester có mùi thơm của quả dứa. Công thức của ethyl propionate là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau: Cặp oxi hóa – khử Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Fe 2+ /Fe Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) +0,340 +0,799 -0,440 -0,257 Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là A. 1,239V. B. 1,560V. C. 0,183V. D. 0,780V. Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau không phản ứng được với nước? A. K. B. Na. C. Cu. D. Ca. Câu 4: Cho các kim loại sau: Mg, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây? A. Vinyl acetate. B. Acrylonitrile. C. Propylene. D. Vinyl chloride. Câu 6: Amphetamine (còn được gọi là hồng phiến) là một dạng chất ma túy có tác dụng gây kích thích thần kinh, tăng cường sức chịu đựng, tăng cảm giác hưng phấn, nếu sử dụng quá liều sẽ gây nghiện, dẫn đến lạm dụng; ảnh hưởng xấu tới đến hệ thần kinh; gây rối loạn nhịp tim, tăng hoặc giảm huyết áp; gây rối loạn nhịp thở, co giật; suy nhược cơ thể… Amphetamine có cấu tạo như sau: Cho các phát biểu sau đây: (a) 1 mol amphetamine tối đa 1 mol HCl. (b) Amphetamine là amin bậc 1. (c) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amphetamine thu được 1,0 mol CO 2 . (d) Công thức phân tử của amphetamin là C 9 H 13 N. (e) Ở điều kiện thích hợp, amphetamine có thể tham gia phản ứng cộng H 2 theo tỉ lệ mol 1 : 3. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Tinh bột. B. Saccharose. C. Glucose. D. Cellulose. Câu 8: Trong thí nghiệm pin điện hóa chuẩn Zn-Cu. Để chỉ số của volt kế giảm ta có thể thực hiện như sau: A. Thay Cu bằng Pt và thay dung dịch Cu 2+ bằng dung dịch Pt 2+ . B. Thay Zn bằng Fe và thay dung dịch Zn 2+ bằng dung dịch Fe 2+ . C. Thay Zn bằng Mg và thay dung dịch Zn 2+ bằng dung dịch Mg 2+ . D. Thay Cu bằng Ag và thay dung dịch Cu 2+ bằng dung dịch Ag + . Câu 9: Kim loại có độ cứng lớn nhất là
Trang 2/4 – Mã đề 026 A. Mg. B. Cr. C. Al. D. Na. Câu 10: Trong số các ion kim loại gồm: Fe 2+ , Cu 2+ , Ag + và Ni 2+ , ion có tính oxi hóa mạnh nhất (ở điều kiện chuẩn) là A. Cu 2+ . B. Fe 2+ . C. Ni 2+ . D. Ag + . Câu 11: Có 4 ống nghiệm đựng Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm. Nhỏ từ từ vào từng ống nghiệm và khuấy đều dung dịch đựng các chất riêng rẽ sau ở nhiệt độ thường: acetic acid, lòng trắng trứng, ethylamine, aldehyde acetic. Có bao nhiêu ống nghiệm chứa chất không hoà tan được Cu(OH) 2 ? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 12: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một đơn vị uống chuẩn (ly tiêu chuẩn) chứa 10 gam cồn (ethanol). Ở người có cơ chế chuyển hoá bình thường, sau một giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hoá hết một đơn vị cồn trong 1 ly tiêu chuẩn. Anh Thắng đi chơi Pickleball về có ghé qua 1 quán bia gần nhà và uống hết 6 lon bia có nồng độ cồn giống nhau là 5°. Tính thời gian tối thiểu để anh Thắng chuyển hoá hết lượng cồn nằm trong bia mà anh đã uống vào cơ thể. Biết rằng 1 lon bia có thể tích 330 mL và khối lượng riêng của ethanol là 0,8g/mL. A. 6,60 giờ. B. 8,36 giờ. C. 7,92 giờ. D. 9,90 giờ. Câu 13: Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) được điều chế theo sơ đồ phản ứng sau : nC 2 H 4 (OH) 2 + nC 6 H 4 (COOH) 2 → (-O-CH 2 -CH 2 -OOC-C 6 H 4 -CO-) n + 2nH 2 O PET có mã số kí hiệu trên sản phẩm là số 1 và thuộc loại polymer nhiệt dẻo phổ biển nhất, có thể tái chế và được sử dụng chế tạo dệt sợi may quần áo, thảm, đồ hộp đựng chất lỏng và thực phẩm.Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là : A. 53,09%. B. 62,50%. C. 52,63%. D. 61,85%. Câu 14: Đặc điểm nào không phải là dấu hiệu đặc trưng của phản ứng cháy ? A. Có tỏa nhiệt. B. Có phản ứng hóa học xảy ra. C. Có sự tăng thể tích đột ngột. D. Có phát sáng. Câu 15: Cách làm nào sau đây là đúng trong việc khử chua bằng vôi và bón phân đạm (urea hoặc ammonium) cho lúa ? A. Bón đạm và vôi cùng lúc. B. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua. C. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón đạm. D. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi. Câu 16: Thủy phân tripalmitin ((C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 ) trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được alcohol có công thức hoá học là : A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 OH. C. C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 4 (OH) 2 . Câu 17: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br 2 ? A. Ethyne. B. Methane. C. Benzene. D. Ethane. Câu 18: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl acetate (có mùi chuối chín) theo thứ tự các bước sau đây : • Bước 1: Cho 3 mL isoamyl alcohol, 4 mL acetic acid và 5 mL H 2 SO 4 đặc vào bình cầu, lắc đều và đun nhẹ trong khoảng 7-8 phút. • Bước 2: Để nguội chất lỏng ở bình hứng, thêm 10 mL dung dịch NaCl bão hoà và cho sang phễu chiết để tách sản phẩm thu được. Cho các phát biểu sau : (1) Việc thêm dung dịch NaCl bão hoà giúp tách isoamyl acetate dễ dàng hơn. (2) Trong phễu chiết, lớp chất lỏng phía dưới có thành phần chính là isoamyl acetate. (3) Phản ứng điều chế isoamyl acetate trong thí nghiệm trên là phản ứng ester hoá.