Content text CĐ8. Hợp chất chứa nitrogen.docx
Khi đó, các hạt mang điện này bị hút về điện cực trái dấu khi đặt trong điện trường, tức di chuyển được trong điện trường (hiện tượng điện di). Trong cùng dung dịch, các amino acid mang điện tích khác nhau nên sẽ di chuyển về các cực khác nhau (được ứng dụng để tách các amino acid): Không di chuyển Di chuyển về cực âm Di chuyển về cực dương 3. Peptide: a) Khái niệm, cấu tạo Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị -amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide CONH . Cấu tạo của một peptide được thể hiện qua thứ tự liên kết của các -amino acid trong phân tử, bắt đầu là amino acid đầu N và kết thúc là amino acid đầu C, ví dụ: b) Tính chất hoá học - Phản ứng thuỷ phân: Peptide bị thuỷ phân ở liên kết peptide ( CONH ) khi có xúc tác acid, base hoặc enzyme, tạo ra các amino acid (thuỷ phân hoàn toàn) hoặc tạo thành các peptide nhỏ hơn (thuỷ phân không hoàn toàn). Ví dụ: 222222HNCHCONHCHCOOHHO2HNCHCOOH Trong môi trường acid hoặc base, amino acid chuyển hoá thành dạng muối tương ứng. - Phản ứng màu biuret: Các peptide có từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với 2Cu(OH) trong môi trường kiềm (thuốc thử biuret), tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng. 4. Protein: a) Khái niệm, cấu tạo Protein là hợp chất được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide. Protein gồm hai loại: protein đơn giản và protein phức tạp. b) Tính chất vật lí Protein dạng hình sợi (keratin, collagen,...) không tạn trong nước; protein dạng hình cầu (hemoglobin, albumin,...) tan được trong nước tạo dung dịch keo. c) Tính chất hoá học - Phản ứng thuỷ phân: Protein bị thử phân ở liên kết peptide ( CONH ) khi có xúc tác acid, base hoặc enzyme. Thuỷ phân hoàn toàn protein đơn giản thu được sản phẩm gồm các -amino acid. - Phản ứng màu: Protein có phản ứng màu biuret và có phản ứng tạo chất rắn màu vàng với nitric acid đặc. - Phản ứng đông tụ: Dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng, protein có thể bị đông