PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - TƯƠNG TÁC GENE - GV.docx

TƯƠNG TÁC GENE PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sản phẩm của các gene là những ………(1)……… xúc tác cho các phản ứng khác nhau trong một con đường chuyển hóa tạo ra sản phẩm quy định ………(2)……….Từ/ cụm từ còn trống là A. 1 – enzyme; 2 – kiểu hình. B. 1 – polypeptide; 2 – kiểu hình. C. 1 – protein; 2 – tính trạng. D. 1 – enzyme; 2 – tính trạng. Câu 2. Màu sắc hạt ngô (Zea mays) do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc hạt ngô. Những cây có đủ hai gene trội (A-B-) có hạt màu tím, những cây không đủ hai gene trội (A-bb; aaB-; aabb) có hạt màu trắng. Cây có hạt màu tím có bao nhiêu kiểu gene quy định? A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3. Trong cơ thể, sản phẩm của các gene có thể tương tác với nhau theo nhiều kiểu khác nhau. Sản phẩm của các gene không allele tương tác ……..(1)…….. với nhau bằng cách tham gia vào một con đường chuyển hóa, từ đó tham gia hình thành nên tính trạng. Sản phẩm của các gene không allele cũng có thể tương tác ……..(2)……… với nhau cùng quy định sự thành thành một tính trạng. Từ/ cụm từ còn trống là A. 1 – gián tiếp; 2 – trực tiếp. B. 1 – trực tiếp; 2 – gián tiếp. C. 1 – một phần; 2 – toàn bộ. D. 1 – cục bộ; 2 – diện rộng. Câu 4. Sự tương tác giữa các allele thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm A.  protein của chúng theo những cách khác nhau. B.  RNA của chúng theo những cách khác nhau. C.  lipid của chúng theo những cách khác nhau. D.  carbohydrate của chúng theo những cách khác nhau. Câu 5. Sản phẩm của các allele thuộc các gene khác nhau có thể không trực tiếp tương tác với nhau. Nhưng nếu sản phẩm của gene bị mất chức năng hoặc không được tạo ra thì không có nguyên liệu để cho sản phẩm của gene kia chuyển hóa nên kiểu hình chung bị ảnh hưởng. Kiểu di truyền này là di truyền A. tương tác bổ sung. B. liên kết gene hoàn toàn. C. liên kết gene không hoàn toàn. D. tế bào chất. Câu 6. Tương tác gene là (CTST) các gene khác nhau A.  cùng nằm trên một NST hoặc trên các NST khác nhau tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. B.  cùng nằm trên một NST tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. C.  nằm trên các NST khác nhau tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. D.  cùng nằm trên một NST hoặc trên các NST khác nhau tương tác với nhau cùng quy định các tính trạng. Câu 7. Khi nghiên cứu sự di truyền màu sắc vỏ ốc Physa heterostroha cho thấy, allele A và allele B thuộc hai gene A và B quy định enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hoá các chất tiền thân không màu (trắng đen) tạo ra sản phẩm làm cho vỏ ốc có màu nâu. Nếu một trong hai gene bị đột biến làm mất chức năng của gene (đột biến lặn) hoặc cả hai gene đều bị đột biến mất chức năng thì ốc có vỏ màu trắng. Ốc vỏ nâu có kiểu gene A. A-B-. B. A-bb. C. aaB-. D. aabb. Câu 8. Tương tác cộng gộp là mỗi sản phẩm của allele
A. lặn đóng góp một phần như nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng quy định tính trạng. B. trội đóng góp một phần như nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng quy định tính trạng. C. trội đóng góp một phần khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng quy định tính trạng. D. lặn đóng góp một phần khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng quy định tính trạng. Câu 9. Nhà khoa học người Thụy Điển Nilsson – Ehle phát hiện trong nghiên cứu sự di truyền màu sắc hạt lúa mì. Ông nhận thấy những cây có kiểu gene A 1 A 1 A 2 A 2 có màu đỏ đậm, các cây có ít allele trộn hơn thì sắc tố đỏ sẽ nhạt hơn và chuyển sang màu hồng, càng ít allele trội thì màu hồng càng nhạt; cây không có allele trội a 1 a 1 a 1 a 1 có màu trắng. Sự di truyền màu sắc hạt lúa mì tuân theo quy luật di truyền A. phân li. B. phân li độc lập. C. tương tác kiểu bổ sung. D. tương tác cộng gộp. Câu 10. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gene có cả gene A và gene B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gene chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gene A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gene Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gene của cây hoa trắng là A.AABB. B. AAbb. C.aaBB. D. aabb. Câu 11. Khi nghiên cứu sự di truyền màu sắc vỏ ốc Physa heterostroha cho thấy, allele A và allele B thuộc hai gene A và B quy định enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hoá các chất tiền thân không màu (trắng đen) tạo ra sản phẩm làm cho vỏ ốc có màu nâu. Nếu một trong hai gene bị đột biến làm mất chức năng của gene (đột biến lặn) hoặc cả hai gene đều bị đột biến mất chức năng thì ốc có vỏ màu trắng. Tiến hành phép lai P giữa hai con ốc vỏ nâu có kiểu gene dị hợp hai cặp gene thu được F1, tỉ lệ ốc vỏ trắng đồng hợp trong số các con ốc ở F1 là A. 3/16. B. 4/16. C. 2/16. D. 1/16. Câu 12. Khi nghiên cứu sự di truyền màu sắc vỏ ốc Physa heterostroha cho thấy, allele A và allele B thuộc hai gene A và B quy định enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hoá các chất tiền thân không màu (trắng đen) tạo ra sản phẩm làm cho vỏ ốc có màu nâu. Nếu một trong hai gene bị đột biến làm mất chức năng của gene (đột biến lặn) hoặc cả hai gene đều bị đột biến mất chức năng thì ốc có vỏ màu trắng. Tiến hành phép lai P: AaBb x Aabb thu được đời con có tỉ lệ A. 100% ốc màu nâu. B. 7 ốc màu nâu: 1 ốc màu trắng. C. 5 ốc màu nâu: 3 ốc màu trắng. D. 3 ốc màu nâu: 5 ốc màu trắng. Câu 13. Hemoglobin là kết quả của sự ………(1)………. giữa gene HbA nằm trên nhiễm sắc thể số 16 và gene HBB nằm trên nhiễm sắc thể số 11 quy định. Các chuỗi alpha và beta do các gene trên ………(1)……… với nhau để tạo thành một cấu trúc bậc 4 ổn định của hemoglobin và ảnh hưởng đến ái lực cũng như khả năng ………(2)…… oxy. Từ/ cụm từ còn trống là A. 1 – trao đổi; 2 – vận chuyển. B. 1 – tương tác; 2 – trao đổi.
C. 1 – tương tác; 2 – vận chuyển. D. 1 – bổ trợ; 2 – vận chuyển. Câu 14. Hai gene mã hoá cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của enzyme Rubisco có hoạt tính sinh học xúc tác phản ứng giữa CO₂ và ribulose-1,5-bisphosphate (RuBP). Đây là ví dụ về A. phân li. B. phân li độc lập. C.liên kết gene. D. tương tác gene. Câu 15. Ở 1 loài thực vật màu sắc hoa do hai cặp gene không allele thuộc hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau quy định màu sắc, các gene này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố hoa theo sơ đồ sau. Số loại kiểu gene quy định hoa màu vàng là? A.1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 16. Ở người, xét ba cặp gene trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu da. Biết rằng tính trạng màu da tuân theo quy luật tương tác cộng gộp, tương ứng người có càng nhiều allele trội sẽ tổng hợp được càng nhiều sắc tố melanin (do melanocytes – các tế bào biểu bì hắc tố tạo ra). Trong những người có kiểu gene sau, người nào có màu da sẫm nhất? A. AaBBDd. B. AaBbDd. C. Aabbdd. D. AABBDd. Câu 17. Ở người, xét ba cặp gene trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu da. Biết rằng tính trạng màu da tuân theo quy luật tương tác cộng gộp, tương ứng người có càng nhiều allele trội sẽ tổng hợp được càng nhiều sắc tố melanin (do melanocytes – các tế bào biểu bì hắc tố tạo ra). Trong những người có kiểu gene sau, kiểu gene quy định kiểu hình xuất hiện nhiều nhất của phép lai AaBbDd x AaBbDd là A. AaBBDd. B. AaBbDd. C. Aabbdd. D. AABBDd. Câu 18. Tính trạng màu da ở người do khoảng 20 cặp gene chi phối, trong đó mỗi allele trội tổng hợp một lượng nhỏ sắc tố melanin làm cho da có màu sẫm. Đây là ví dụ về A. phân li. B. phân li độc lập. C. tương tác kiểu bổ sung. D. tương tác cộng gộp. Câu 19. Ở người, xét ba cặp gene trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu da. Biết rằng tính trạng màu da tuân theo quy luật tương tác cộng gộp, tương ứng người có càng nhiều allele trội sẽ tổng hợp được càng nhiều sắc tố melanin (do melanocytes – các tế bào biểu bì hắc tố tạo ra). Phép lai của bố mẹ như thế nào để tạo được đời con có tổ hợp kiểu hình như sơ đồ bên dưới?
A. AaBBDd  AaBBDd. B. AaBbDd  AaBbDd. C. Aabbdd  Aabbdd. D. AABBDd  AABBDd. Câu 20. Ở người, xét ba cặp gene trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu da. Biết rằng tính trạng màu da tuân theo quy luật tương tác cộng gộp, tương ứng người có càng nhiều allele trội sẽ tổng hợp được càng nhiều sắc tố melanin (do melanocytes – các tế bào biểu bì hắc tố tạo ra). Cho biết bố mẹ có kiểu gene dị hợp 3 cặp gene, ở đời con tỉ lệ người có màu da nhiều sắc tố melanin nhất là A. 6/64. B. 1/64. C. 15/64. D. 20/64. Câu 21. Trong cơ thể, các gene tương tác với nhau. Bản chất sự tương tác gene là tương tác giữa các ………(1)……… của gene để hình thành tính trạng xác định. Từ/ cụm từ còn trống là A. nguyên liệu. B. phân tử. C. sản phẩm. D. thành phần. Câu 22. Khi nghiên cứu sự di truyền màu sắc vỏ ốc cho thấy (Physa heterostroha), xét 2 cặp gene phân li độc lập, các gene này quy định các enzyme khác nhau cũng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở vỏ ốc theo sơ đồ sau, kiểu gene quy định ốc vỏ nâu là

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.