Content text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 29 - File word có lời giải.docx
D. Bắt nguồn từ sự rối loạn trong quá trình phân bào, dẫn đến hiện tượng không phân ly của một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. Hình 2 mô tả kết quả dữ liệu sau từ một thí nghiệm được thiết kế để xác định tác động của bức xạ tia cực tím (UV) đến tỷ lệ trứng nở thành ấu trùng ở ba loài ếch. Sử dụng hình 2 để trả lời câu 11 và câu 12. Câu 11: Khi hỏi về tác động của tia UV đến tỷ lệ trứng nở thành ấu trùng ở ba loài ếch nhận định nào sau đây sai? A. Bức xạ UV làm giảm tỷ lệ trứng nở thành ấu trùng ở cả ba loài. B. Trứng của loài 1 ít nhạy cảm nhất với bức xạ UV. C. Trứng của loài 2, loài 3 nhạy cảm giống nhau với bức xạ UV. D. Bức xạ UV làm giảm tỷ lệ trứng nở thành ấu trùng ở loài 2 nhiều nhất. Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng về ba loài ếch trong thí nghiệm trên? A. Loài 1 đẻ trứng nhiều nhất. B. Loài 2 ít có khả năng tuyệt chủng nhất. C. Loài 3 là loài có tỷ lệ sống sót thấp nhất trong ba loài. D. Loài 1 có tỷ lệ trứng nở cao nhất. Câu 13: Hình 3 mô tả chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái đồng cỏ. Hình 3 Chuỗi thức ăn này có sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. gà. B. cáo. C. giun đất. D. hổ. Câu 14: Cho phả hệ sau:
Cho biết không xảy ra đột biến và bệnh P do gene P có 2 allele là P 1 và P 2 quy định; Bệnh Q do gene Q có 2 allele là Q 1 và Q 2 quy định, gene quy định bệnh P và Q phân li độc lập. Xác suất cặp vợ chồng 7‒8 sinh con trai không mang allele bệnh là bao nhiêu? A. 1 3 . B. 1 4 . C. 4 9 . D. 1 9 Câu 15: Hình 4 mô tả giai đoạn nào sau đây của quy trình công nghệ gene để tạo giống sinh vật biến đổi gene? A. Tạo plasmid. B. Tạo thể truyền. C. Tạo DNA tái tổ hợp. D. Tạo ra sinh vật mang gene biến đổi. Câu 16: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như Bảng 1. Quần thể từ thế hệ F 1 , sang thế hệ F 2 , và từ thế hệ F 3 , đến thế hệ F 4 , lần lượt chịu tác động của những nhân tố tiến hoá nào sau đây? Bảng 1 Thế hệ Kiểu gene AA Kiểu gene Aa Kiểu gene aa F 1 0,64 0,32 0,04 F 2 0,21 0,38 0,41 F 3 0,26 0,28 0,46 F 4 0,29 0,22 0,49 A. Đột biến gene và giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt di truyền. C. Phiêu bạt di truyền và giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến gene và chọn lọc tự nhiên. Hình 5 mô tả kết quả các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về số lượng và màu sắc của các con bướm bị chim ăn, trong hai khu rừng khác nhau. Sử dụng Hình 5 để trả lời câu 17 và câu 18.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là sự suy luận hợp lý nhất từ dữ liệu trong Hình 5? A. Chim chỉ sử dụng bướm đen làm nguồn thức ăn duy nhất. B. Bướm đen hiếm trong các khu rừng ô nhiễm. C. Chim sử dụng thị giác để tìm kiếm thức ăn. D. Ô nhiễm ảnh hưởng đến vị giác của bướm. Câu 18: Khi chim ăn bướm trong môi trường rừng ô nhiễm, tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng và bướm đen thay đổi theo hướng A. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng sẽ tăng vì bướm trắng ít bị chim ăn. B. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm đen sẽ tăng vì bướm đen dễ ngụy trang trong môi trường ô nhiễm. C. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng và bướm đen đều giảm do chim ăn nhiều bướm. D. tần số kiểu gene quy định kiểu hình bướm trắng và bướm đen sẽ không thay đổi. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Ở gà, loài có kiểu giới tính ZZ (đực) và ZW (cái), gene quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Z và có hai alen: A quy định lông vằn (trội hoàn toàn so với a, quy định lông không vằn). Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường, có hai alen: B quy định chân cao (trội hoàn toàn so với b, quy định chân thấp). Cho gà trống (ZZ) lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái (ZW) lông không vằn, chân cao thuần chủng, thu được F₁. Cho các cá thể F₁ giao phối với nhau, thu được F₂. Xét các phát biểu sau về kiểu hình ở F₂: a) Ở F₂, mọi gà mái có kiểu hình lông vằn, chân thấp đều có kiểu gene giống nhau. b) Nếu một cá thể F₂ có kiểu hình lông vằn, chân cao, thì có 6 kiểu gene khác nhau có thể tạo ra kiểu hình đó. c) Nếu lấy ngẫu nhiên một gà mái F₂, biết nó có kiểu hình chân thấp, thì xác suất để nó có kiểu hình lông không vằn là 50%. d) Nếu chọn ngẫu nhiên một cá thể F₂ có kiểu hình lông vằn, thì xác suất để nó có kiểu gene đồng hợp trội về cả hai gene là 1/9. Câu 2. Hình 6 mô tả kết quả thí nghiệm về lưu lượng máu đến các cơ quan lúc tập luyện và lúc nghỉ ngơi.