Content text BÀI SỐ 6 - ĐỀ BÀI - Tiktok @thptqg2025.docx
TikTok @thptqg2025 BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có điểm mới nào sau đây? A. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: tư sản và vô sản B. Xuất hiện và phát triển theo hai khuynh hướng cách mạng: phong kiến và tư sản C. Khuynh hướng vô sản được nối tiếp sau khi khuynh hướng tư sản đã thất bại D. Tận dụng thời cơ chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nước đã tuyên bố độc lập Câu 2. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân In-đô-nê-xi-a đấu tranh chống lại thực dân nào sau đây? A. Hà Lan. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. Pháp. Câu 3. Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, nhân dân Phi-líp-pin đấu tranh chống lại thực dân nào sau đây? A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Mĩ. D. Hà Lan. Câu 4. Từ nửa sau thế kỉ XIX, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nào sau đây? A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha Câu 5. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Cam – pu – chia chống lại thực dân xâm lược cuối thế kỉ XIX là A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Xi – vô – tha B. Khởi nghĩa của nhà vua Nô – rô – đôm C. Khởi nghĩa của Hô – xê Ri – đan D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi – pô – nê – gô - rô Câu 6. Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, Lào, Cam -pu – chia cuối thế kỉ XIX là A. theo khuynh hướng tư sản B. theo khuynh hướng vô sản C. Theo khuynh hướng phong kiến D. Từng bước giành được thắng lợi Câu 7. Năm 1930, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây thành lập Đảng Cộng sản? A. Việt Nam. B. In-đô-nê-xi-a. C.Thái Lan. D. Miến Điện Câu 8. Năm 1945, quốc gia giành độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á là A. Inđônêxia. B. Lào. C. Campuchia. D. Việt Nam. Câu 9. Năm 1945, ở Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây đã tuyên bố độc lập? A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Phi-lip-pin. D. Mã Lai. Câu 10. Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Anh. D. thực dân Hà Lan. Câu 11. Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á giai đoạn 1945 – 1975? A. Phong trào kháng chiến chống phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ B. Hai khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư sản song song tồn tại C. Khuynh hướng vô sản thắng thế tuyệt đối ở tất cả các nước D. Hầu hết các nước hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập
TikTok @thptqg2025 Câu 12. Mục tiêu hàng đầu trong các phong trào đấu tranh của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giành độc lập dân tộc. B. đòi quyền tự do kinh doanh. C. đòi các quyền dân chủ, bình đẳng D. đòi quyền tự quyết dân tộc. Câu 13. Thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã A. góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới. B. xóa bỏ trật tự "hai cực", "hai phe" sau nhiều thập kỉ. C. bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng tháng Tám (1945). D. đánh dấu thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới Câu 14. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân In – đô – nê – xi – a chống lại thực dân xâm lược cuối thế kỉ XIX là A. Khởi nghĩa của La – pu – la – pu B. Khởi nghĩa của nhà vua Nô – rô – đôm C. Khởi nghĩa của Hô – xê Ri – đan D. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi – pô – nê – gô - rô Câu 15. Từ cuối thế kỉ XIX, nhân dân Đông Nam Á đã chuyển từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh A. chống chế độ phân biệt chủng tộc. B. chống chế độ độc tài quân sự. C. chống phát xít, bảo vệ hòa bình D. chống thực dân giành độc lập. Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản và vô sản B. Khuynh hướng tư sản giành được thắng lợi ở tất cả các nước C. Khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi ở tất cả các nước D. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, bất hợp tác là chủ yếu Câu 17: Từ năm 1945 đến 1954, nhân dân ba nước Đông Dương đấu tranh chống kẻ thù chung là A. thực dân Pháp B. đế quốc Mĩ C. thực dân Anh D. phát xít Nhật Câu 18. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập? A. Lào. B. Phi-líp-pin. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia. Câu 19: Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan. Câu 20. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước nhằm mục đích nào sau đây? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội C. Xây dựng mô hình kinh tế tập trung D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Câu 21. Thời kì đầu sau khi độc lập, để xây dựng và phát triển đất nước, nhóm các nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách A. công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
TikTok @thptqg2025 Câu 22. Sau khi tuyên bố độc lập (1984), Brunây đặc biệt chú trọng phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Chế biến dầu mỏ. B. Nông nghiệp. C. Điện hạt nhân. D. Công nghiệp vũ trụ. Câu 23. Trong những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. B. Công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Xây dựng kinh tế kế hoạch hóa tập trung Câu 24. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách nào sau đây của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư ở các nước Đông Nam Á? A. Chính sách “chia để trị”. B. Chính sách ngu dân. C. Chính sách “Kinh tế chỉ huy”. D. Chính sách “Cướp ruộng”. Câu 25. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là A. tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. B. hợp tác, giúp đỡ nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội C. liên minh quân sự chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. D. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới. Câu 26. Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều A. trở thành những con rồng kinh tế châu Á. B. trở thành những nước công nghiệp mới. C. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng mạnh. D. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chính sách công nghiệp hóa được nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện trong những năm 60 của thế kỉ XX? A. Tận dụng tốt nguồn vốn và công nghệ nước ngoài. B. Đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển ngoại thương. C. Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. D. Từng bước giải quyết các vấn đề sắc tộc, tôn giáo. Câu 28. Các thành viên sáng lập tổ chức ASEAN (1967) gồm A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Brunây. B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan, Philippin C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo,Thái Lan,Việt Nam. D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma Câu 29: Trong giai đoạn đầu sau khi giành được độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu A. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ B. nhanh chóng phát triển công nghiệp nặng, hội nhập với thế giới C. phát triển công nghiệp hướng tới xuất khẩu, phát triển ngoại thương D. phát triển công nghiệp nhẹ, lấy thị trường bên ngoài làm chỗ dựa Câu 30: Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á trong nhiều thế kỉ đã A. làm cho các giá trị văn hóa truyền thống ở Đông Nam Á dần bị biến mất hoàn toàn
TikTok @thptqg2025 B. khiến văn hóa, giáo dục các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ theo hương Tây hóa C. ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Đông Nam Á D. dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư Đông Nam Á về sắc tộc, tôn giáo Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tích cực trong chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á? A. du nhập nền sản xuất công nghiệp . B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới. C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa. D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để. Câu 32. Một trong những tác động tiêu cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á là A. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. B. làm chia rẽ sâu sắc khối đoàn kết dân tộc C. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. D. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. Câu 33. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX? A. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. B. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. C. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. D. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm. Câu 34. Chính sách bóc lột của các nước thực dân phương Tây đã làm cho kinh tế các nước Đông Nam Á A. lạc hậu. B. hội nhập quốc tế. C. phát triển mạnh mẽ. D. khủng hoảng thừa. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Đúng 10h sáng ngày 17/8/1945, tại Gia – các – ta, lãnh tụ Đảng Dân tộc In – đô – nê – xi – a là Xu – các – nô đã đọc lời tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân In – đô – nê – xi – a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In – đô – nê – xi – a”. Bức thông điệp ngắn gọn này là Bản tuyên ngôn độc lập của In – đô – nê – xi – a – quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp đó, Việt Nam và Lào cũng lần lượt tuyên bố độc lập vào tháng 9 và 10 - 1945 a. Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Cam – pu – chia. b. In – đô – nê – xi – a, Việt Nam, Lào giành chính quyền năm 1945 từ quân phiệt Nhật Bản. c. Nhiều nước Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào cùng ngày chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. d. Tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á đều là các đảng phái chính trị theo khuynh hướng vô sản. Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tại Tây Ninh, Trương Quyền liên minh với Pu – côm – bô đánh Pháp. Nguyễn Hữu Huân xây dựng căn cứ ở Đồng Tháp Mười, liên kết với A – cha Xoa (Cam – pu – chia) chống Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt, đày ra hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục tổ chức lực lượng đánh Pháp dọc theo các tỉnh Tân An, Mỹ Tho cho đến năm 1875. Tại căn cứ Hòn Chông (Rạch Giá), Nguyễn Trung Trực xây dựng lực