PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC.docx

ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC I. ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt "Phương án tổ chức Kì thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025". 1. Mục đích tổ chức thi Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. 2. Đối tượng dự thi Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. 3. Nội dung thi Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018. 4. Hình thức thi Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. 5. Môn thi Học sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). 6. Thời gian tổ chức thi Kì thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kì thi) được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp
Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018. 8. Phân cấp, phân quyền tổ chức thi - Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1) Chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kì thi; (2) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kì thi; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kì thi; (4) Phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kì thi; (5) Hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kì thi. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kì thi tại địa phương; (2) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kì thi; (3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. II. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC Theo phương án tổ chức Kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, môn Sinh học được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2018. Đề thi môn Sinh học gồm 40 câu hỏi, chia thành 3 phần. Trong đó: - Phần I gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. - Phần II gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng đúng sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai. Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi sẽ được 0,1 điểm; lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. - Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng này thí sinh phải trả lời bằng một từ hay cụm từ, trong đề minh hoạ môn Sinh học, dạng này yêu cầu thí sinh điền vào một số. Chương trình môn Sinh học có mục đích phát triển cho học sinh năng lực đặc thù là năng lực sinh học. Năng lực sinh học bao gồm 3 thành phần: Nhận thức sinh học, Tìm hiểu thế giới sống và Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Ma trận đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (đề minh hoạ) được phân bổ tỉ lệ thành phần các năng lực như bảng sau:
Bảng năng lực và cấp độ tư duy trong đề minh họa Năng lực Cấp độ tư duy Phần I Phần II Phần III Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận thức sinh học 6 3 1 1 3 2 1 Tìm hiểu thế giới sống 4 1 1 2 1 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 2 1 1 3 5 1 1 Tổng 12 5 1 1 5 10 3 2 1 Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là một lệnh hỏi. III. ĐỊNH DẠNG CÂU HỎI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ LÀM TỐT BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC 1. Định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học a) Câu hỏi Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Đề thi môn Sinh học có 18 câu hỏi nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi dạng này bao gồm phần dẫn và các phương án chọn. Phần dẫn có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện, đặt ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một mệnh đề chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phương án chọn: có 4 phương án chọn, HS sẽ chọn một phương án trả lời đúng, phù hợp nhất hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án còn lại là phương án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong phần dẫn nhưng không chính xác. Nếu câu hỏi được soạn tốt thì một người không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ "có lí" và "hấp dẫn" như phương án đúng. b) Các kiểu câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
- Câu lựa chọn câu trả lời đúng: trong phần lựa chọn, chỉ có duy nhất một phương án đúng. - Câu lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất: trong phần lựa chọn, có thể có nhiều hơn một phương án phù hợp, tuy nhiên sẽ có một phương án đúng nhất. - Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng: trong phần lựa chọn, có nhiều hơn một phương án đúng, HS được yêu cầu tìm ra tất cả phương án đúng. - Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu: phần dẫn đưa ra một câu không hoàn chỉnh; phần khuyết có thể nằm trong hoặc nằm cuối của câu này. Câu hỏi của phần dẫn yêu cầu HS lựa chọn một phương án phù hợp để hoàn thành câu. - Câu theo cấu trúc phủ định: câu hỏi trong phần dẫn chứa một từ mang ý nghĩa phủ định như không, sai, ngoại trừ,... c) Câu hỏi Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu học sinh chọn đúng hoặc sai Đề thi môn Sinh học có 4 câu dạng này, mỗi câu hỏi có 4 ý, mỗi ý là một nhận định về vấn đề tìm hiểu. Tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai. Câu hỏi dạng này có 2 phần: (1) Phần cung cấp thông tin, bao gồm vấn đề thực tiễn hoặc một thí nghiệm, một hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu,... (2) Phần nhận định dựa vào thông tin đã cung cấp, phần nhận định này có thể đúng hoặc sai và thí sinh phải phân tích thông tin để lựa chọn. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng "mẹo" chọn đáp án từ các phương án nhiễu. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn hiện nay. d) Câu hỏi Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn Đề thi môn Sinh học có 6 câu dạng này. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng câu hỏi này trong đề thi môn Sinh học thường có 2 phần: (1) Phần thông tin: thường là nội dung kiến thức sinh học, một cấu trúc hoặc một thí nghiệm, hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu,...(2) Phần câu hỏi, trong đề thi minh hoạ thì phần này được hỏi dưới dạng "Có bao nhiêu...?", thí sinh phải trả lời bằng con số. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng "mẹo" chọn đáp án từ các phương án nhiễu. 2. Một số lưu ý để làm bài tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học Để làm tốt bài thi môn Sinh học, cần lưu ý một số điểm như sau: a) Đối với câu hỏi phần I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.