PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo-Phần 1.2.pdf

Toán 9 CTST Zalo 0969325896 Ngày soạn: .../.../... Ngày dạy: .../.../... CHƯƠNG 1. PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN (4 TIẾT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Giải được phương trình tích có dạng (a1x + b1 )(a2x + b2 ) = 0. - Giải được phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng. Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học. - Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để đưa các phương trình quy về phương trình bậc nhất, phân tích tìm điều kiện xác định của phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng cách giải và lập luận phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu để giải quyết các bài toán có lời văn, bài toán thực tế. - Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.

Toán 9 CTST Zalo 0969325896 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Bài toán trên có thể giải bằng cách quy về phương trình bậc nhất được không? Và định nghĩa của phương trình đó là gì? Ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay ”. ⇒ PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phương trình tích a) Mục tiêu: - HS nhận biết phương trình tích và nghiệm của phương trình tích. - HS biết cách giải phương trình tích. b) Nội dung: - HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP1, thực hành 1, 2 Vận dụng 1 và các Ví dụ. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được khái niệm phương trình tích, nghiệm và cách giải phương trình tích. d) Tổ chức thực hiện:
Toán 9 CTST Zalo 0969325896 HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV triển khai phần HĐKP1 cho HS thực hiện theo nhóm đôi hoàn thành yêu cầu: Cho phương trình (x + 3)(2x − 5) = 0 (1) a) Các giá trị x = 3, x = − 5 2 có phải là nghiệm của phương trình không? Tại sao? b) Nếu số x0 khác −3 và khác 5 2 thì x0 có phải là nghiệm của phương trình không? Vì sao? + GV gợi ý: Thay các giá trị x = −3 và x = 5 2 vào phương trình đã cho để kiểm tra xem chúng có phải là nghiệm của phương trình hay không? + Sau thời gian thảo luận, GV mời 1 HS lên bảng thực hiện ý a). + GV mời một số HS nêu ý kiến trả lời phần b). + GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng. - GV trình bày, giảng giải về tên của phương trình trong HĐKP1 và cách giải phương trình đó. 1. Phương trình tích HĐKP1 a) + Với x = −3, ta có: (x + 3)(2x − 5) = (−3 + 3)(2x − 5) = 0 + Với x = 5 2 , ta có: (x + 3)(2x − 5) = (x + 3) (2. 5 2 − 5) = 0 Vậy x = −3 và x = 5 2 là nghiệm của phương trình đã cho. b) Với x0 khác −3 và 5 2 thì giá trị của vế trái khác 0, do đó x0 khác −3 và 5 2 không là nghiệm của phương trình. - Phương trình (1) được gọi là phương trình tích.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.