PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text BÀI 11. CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG.docx


Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Dưới thời vua Minh Mạng, đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (phụ trách một tỉnh lớn và một tỉnh nhỏ liền kề) hoặc Tuần phủ (phụ trách một tỉnh nhỏ). Hai cơ quan giúp việc cho Tổng đốc và Tuần phủ là Bố chính ty (do Bố chính sứ đứng đầu) và Án sát ty (do Án sát sứ đứng đầu). Bố chính ty phụ trách thuế khóa, đinh điền, hộ tịch. Án sát ty phụ trách hình án. a. Đoạn trích phản ánh bộ máy chính quyền dưới thời vua Minh Mạng ở cấp trung ương. b. Một trong những cải cách hành chính của vua Minh Mạng là chia nước ta ra thành các tỉnh. c. Dưới thời vua Minh Mạng, Bố chính ty và Án sát ty là hai cơ quan giúp việc cho người đứng đầu cấp tỉnh. d. Tổng đốc thường là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh. Tỉnh còn lại do Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc. a. S b. Đ c. Đ d. Đ Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời. Thời Gia Long, triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Quản lý 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lý 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn. a. Đoạn trích cung cấp thông tin về tình hình nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội b. Bộ máy chính quyền dưới thời vua Gia Long thiếu sự thống nhất và đồng bộ trên phạm vi cả nước. c. Dưới thời vua Gia Long, quyền lực của nhà vua và triều đình phong kiến trung ương bị hạn chế. d. Sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định thành bộc lộ tính phân quyền và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm quyền ở địa phương. a. S b. Đ c. Đ d. Đ Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”. (Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435)
a. Lời dụ của vua Minh Mạng phản ánh tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến ở cấp trung ương và địa phương b. Nội các, Cơ mật viện, Lục bộ là những cơ quan chủ chốt trực tiếp giúp việc cho vua và chịu trách nhiệm trước nhà vua c. Vua Minh Mạng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan chủ chốt trong triều d. Ngũ quân Đô thống phủ là cơ quan chuyên môn giúp đỡ Lục bộ về tổ chức quân đội, võ bị ở các địa phương a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 9 năm 1832, Minh Mạng lập ra Đô sát viện. Nhiệm vụ của Đô sát viện là giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Đây là một cơ quan hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của bất kì một cơ quan nào ở triều đình ngoài nhà vua. Các quan chức của Đô sát viện có nhiệm vụ phối hợp với các Giám sát ngự sử 16 đạo để hoạt động kiểm soát và kiểm tra công việc của bộ máy quan lại ở địa phương” (Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Một số chuyên đề lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2009, tr.104) a. Đô sát viện là một cơ quan chủ chốt của triều đình phong kiến trung ương được vua Minh Mạng thành lập thế kỉ XVIII b. Đô sát viện là cơ quan chỉ chịu sự kiểm soát và giám sát duy nhất của nhà vua c. Đô sát viện có nhiệm vụ giám sát các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương d. Trong việc kiểm tra, giám sát công việc của bộ máy quan lại ở địa phương, Đô sát viện hoạt động độc lập với các Giám sát ngự sử 16 đạo. a. S b. Đ c. Đ d. S Câu 7: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cuộc cải cách của vua Minh Mạng diễn ra trên nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn tích cực và bài học lịch sử cho hậu thế. Một trong những dấu ấn cải cách trên lĩnh vực văn hóa của vua Minh Mạng là việc thành lập Quốc sử quán vào tháng 7 – 1820. Quốc sử quán vừa là một nội dung trong cải cách của Minh Mạng, vừa là cơ quan ghi lại rõ nhất những nội dung của cuộc cải cách dưới thời Minh Mạng và hoạt động của triều Nguyễn. Trong 125 năm tồn tại, Quốc sử quán đã để lại rất nhiều công trình đồ sộ về lịch sử, địa lý, văn hóa và con người Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu hiện nay trong việc nghiên cứu về Việt Nam thời Nguyễn”. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ chân trời sáng tạo, tr. 75) a. Đoạn trích cung cấp thông tin về những dấu ấn cải cách của vua Minh Mạng trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.