Content text CHỦ ĐỀ 17+18. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI.pdf
1 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC Sự ra đời của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại - Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XIX, thuyết tiến hoá tổng hợp là sự tổng hợp của thuyết tiến của các nhà khoa học trong lĩnh vực tiến hoá (R.A. Fisher, J.B.S. Haldane, S. Wright,...) dựa trên nền tảng của di truyền học Mendel, còn được gọi là thuyết tân Darwin hay thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. - Nội dung của thuyết đề cập đến cơ chế tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên, vai trò của đột biến, biển dị di truyền, các yếu tố ngẫu nhiên, dòng gene,... và quá trình tiến hoá thích nghi ở quần thể sinh vật (tiến hoá quần thể); loài và sự hình thành loài; tiến hoá hình thành các đơn vị phân loại trên loài và nguồn gốc các loài. TI H H 1 hái niệm: - Tiến hoá là quá trình biến đổi ở sinh vật qua các thế hệ, trong đó thế hệ sau được tạo thành kế thừa các đặc điểm đã có ở tổ tiên và hình thành các đơn vị phân loại với đặc điểm mới. - Tiến hoá nhỏ là quá trình tiến hoá xảy ra ở phạm vi quần thể, làm thay đổi tần số allele, tần số kiểu gene qua các thế hệ quần thể. Trải qua thời gian đủ dài, những biến đổi trong cấu trúc di truyền của quần thể được tích luỹ, tạo nên các quần thể biến đổi đáng kể so với quần thể ban đầu. - Tiến hoá nhỏ là cơ sở dẫn tới quá trình hình thành loài mới. 2 Quần thể là đơn vị tiến hoá nhỏ - Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên. - Trong phạm vi quần thể, quá trình giao phối giữa cá thể đực và cái làm biến dị tổ hợp được phát tán. - Các đặc trưng di truyền của quần thể được duy trì trong một thời gian xác định. - Đơn vị xảy ra tiến hoá nhỏ là quần thể. H T TI H Nhân tố tiến hoá là nhâ tố làm thay đổi tần số allele hoặc tần số kiểu gene trong quần thể 1. Đột biến BÀI 17+18 THUY T TI H TỔ G HỢP HIỆ ĐẠI PHẦ N 5 I TÓM TẮT LÍ THUY T II DI TRUYỀN HỌC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA Chủ đề 5 BÀI 17
2 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC - Đột biến gây biến đổi allele này thành allele khác hoặc tạo ra các allele mới, làm thay đổi tần số allele của quần thể. - Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. - Các đột biến có thể được di truyền qua các thế hệ, phát tán trong quần thể và thông qua giao phối hình thành biến dị tổ hợp – nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá. - Đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng 2. Dòng gene - Dòng gene là hiện tượng trao đổi vốn gene giữa các quần thể. - Dòng gene có thể làm thay đổi vốn gene của quần thể nhận khi các cá thể di cư sinh sản thành công với các cá thể của quần thể nhận. - Tác động của dòng gene phụ thuộc tỉ lệ di cư, khả năng di truyền allele từ các cá thể di thế hệ tiếp theo và sự khác biệt tần số allele giữa hai quần thể. - Do hiện tượng dòng gene, các quần thể có sự trao đổi vốn gene với nhau nên có tần số allele tương tự nhau. 3 Phiêu bạt di truyền - Phiêu bạt di truyền là sự thay đổi tần số allele của quần thể qua các thế hệ do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể. - Các hiện tượng tai như động đất, sự phun trào núi lửa, lũ lụt, hạn hán hoặc sự phát tán cá thể đến nơi ở mới,... có thể gây nên phiêu bạt di truyền. Ảnh hưởng của phiêu bạt di truyền đối với quần thể - Phiêu bạt di truyền giảm mức biến dị trong quần thể. - Mức ảnh hưởng của phiêu bạt di truyền phụ thuộc vào kích thước quần thể. - Ở quần thể kích thước nhỏ, khả năng cố định allele và mức giao phối gần cao, tần số kiểu gene dị hợp tử của quần thể giảm đi theo thời gian - Phiêu bạt di truyền dẫn tới sự phân li các quần thể. 4 Hiệu ứng cổ chai - Hiệu ứng cổ chai là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể giảm đột ngột bởi các yếu tố như thiên tai; nạn săn bắt, khai thác quá mức. - Dưới tác động của hiệu ứng cổ chai, sự sống sót hoặc chết của các cá thể xảy ra ngẫu nhiên, không liên quan đến khả năng sinh sản hoặc thích nghi của sinh vật với môi trường. - Quần thể thế hệ mới hình thành từ các cá thể còn sống sót sau giai đoạn "cổ chai" có cấu trúc di truyền khác so với quần thể ban đầu. 5 Hiệu ứng sáng lập - Hiệu ứng sáng lập xảy ra khi một nhóm nhỏ các cá thể tách khỏi quần thể lớn ban đầu, di cư và thiết lập một quần thể ở vị trí phân bố mới. - Do kích thước nhỏ và bị cách li địa lí, quần thể chịu tác động mạnh của phiêu bạt di truyền. 6 Giao phối không ngẫu nhiên - Giao phối không ngẫu nhiên gồm giao phối gần (giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng, hay giao phối cận huyết), giao phối có lựa chọn. - Giao phối không ngẫu nhiên không trực tiếp làm thay đổi tần số allele của quần thể nhưng có thể
3 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC làm giảm tần số kiểu gene dị hợp tử và tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử sau nhiều thế hệ. 7. họn lọc tự nhiên - Chọn lọc tự nhiên là quá trình mà nhờ đó tần số allele có lợi đối với sinh vật tăng lên trong quần thể qua thời gian do các cá thể mang allele đó có khả năng sống sót và sinh sản thành công cao hơn các cá thể khác. - Chọn lọc tự nhiên xảy ra trên cơ sở các đặc tính biến dị, di truyền và phân hoá khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể trong quần thể. - Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên trực tiếp lên kiểu hình, ở môi trường xác định, biến dị có lợi hơn dần chiếm ưu thế, biến dị có hại bị đào thải. Đ ĐI TH H GHI 1. hái niệm - Đặc điểm thích nghi là những đặc điểm của sinh vật phù hợp với môi trường sống, nhờ đó sinh vật có thể sống sót và sinh sản thành công hơn những sinh vật không mang đặc điểm đó. - Thích nghi là quá trình thay đổi đặc tính di truyền, dẫn tới thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. 2 ơ chế hình thành đặc điểm thích nghi - Trong quần thể, đột biến phát sinh ngẫu nhiên ở các cá thể, trong đó có các đột biến tạo nên biến dị về kiểu hình (hình thái, cấu trúc, tập tính,...) ở sinh vật. - Thông qua sinh sản, các biến dị di truyền và được phát tán trong quần thể. - Ở những môi trường xác định, các biến dị thể hiện sự phân hoá về khả năng sống sót và sinh sản. - Các cá thể mang đặc điểm phù hợp với môi trường sống sẽ sống sót nhiều hơn, sinh sản thành công hơn. Kiểu hình giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn ngày càng phổ biến trong quần thể, trở thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống. 3 Tính hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi - Do môi trường sống và sinh vật luôn thay đổi theo thời gian và không gian, một đặc điểm là thích nghi ở môi trường này nhưng có thể không còn là đặc điểm thích nghỉ ở môi trường khác. - Cơ thể sinh vật là tổng hoà của nhiều đặc điểm, các cấu trúc thực hiện các chức năng khác nhau. Tính hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi còn liên quan đến sự “thoả hiệp” – đặc điểm thích nghi đối với chức năng này có thể làm giảm mức thích nghi đối với chức năng khác. Do đó, đặc điểm thích nghi không thể đạt mức độ tối ưu. Như vậy, đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối và quá trình tiến hoá thích nghi là quá trình động. ÀI VÀ S H H THÀ H ÀI III B BÀI 18 I