Content text Sáng kiến kinh nghiệm THPT - Dạy và học chủ đề Tệp và quản lí tệp theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh.docx
3 PHẦN I: CƠ SƠ LÝ LUẬN Nội dung: - Nghiên cứu về quy trình xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học và kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. - Nghiên cứu về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh - Nghiên cứu một số kỹ thuật dạy học tích cực 1. Quy trình xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học và kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học 1.1. Quy trình xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học Mỗi chuyên đề/chủ đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng mỗi chuyên đề/chủ đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau: a. Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề/chủ đề sẽ xây dựng (xác định tên chuyên đề/chủ đề) Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau: - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới - Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức - Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới Tùy theo nội dung kiến thức, kiều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, năng lực giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau: Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giải quyết, giải pháp và lựa chọn
4 giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. b. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. * Biểu hiện phẩm chất của học sinh Phẩm chất Cấp trung học phổ thông 1. Yêu nước – Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. – Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. – Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá. – Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi, với quy định của pháp luật. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 2. Nhân ái Yêu quý mọi người – Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. – Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. – Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt