Content text Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN.doc
Trang 1 CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN PHÂN TỬ BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN Mục tiêu Kiến thức + Phát biểu được khái niệm gen, mã di truyền. + Mô tả được cấu trúc của gen, mã di truyền + Phân biệt được gen phân mảnh và gen không phân mảnh + Phân tích được các đặc điểm của mã di truyền Kĩ năng + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tư duy logic.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm về gen 1.1. Định nghĩa gen Là một đoạn phân tử AND mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. Hình 1.1. Khái niệm gen 1.2. Đặc điểm của gen cấu trúc Một gen cấu trúc điển hình có 3 vùng trình tự: Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch gốc, gồm 2 trình tự nuclêôtit: + Khởi động P: liên kết với enzim ARN pôlimeraza để khơi mào và kiểm soát quá trình phiên mã. + Vận hành O: liên kết với prôtêin ức chế làm ngừng quá trình phiên mã. Vùng mã hoá: nằm ở giữa, gồm trình tự các nuclêôtit mã hoá các axit amin. Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch gốc, chứa bộ ba kết thúc. Hình 1.2: Cấu trúc chung của một gen cấu trúc * Thế nào là mạch gốc? Mạch gốc là mạch trực tiếp phiên mã, có chiều 3’ – 5’ * Phân loại gen + Dựa vào chức năng sản phẩm của gen, phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà. Gen cấu trúc Gen điều hoà Tạo sản phẩm là prôtêin tham gia cấu trúc hoặc thực hiện chức năng trong tế bào. Tạo sản phẩm là prôtêin kiểm soát hoạt động của gen khác. + Dựa vào cấu trúc vùng mã hoá, phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mảnh. Tiêu chí Gen phân mảnh Gen không phân mảnh Đặc điểm + Vùng mã hoá có các đoạn êxôn (mã hoá axit amin) xen kẽ các đoạn intron (không mã hoá axit amin) → gọi là gen không liên tục. + Số đoạn êxôn = số đoạn intron + 1. Vùng mã hoá chỉ gồm các đoạn êxôn (mã hoá axit amin) → gọi là gen liên tục. Đối tượng Thường là gen của sinh vật nhân thực. Thường là gen của sinh vật nhân sơ. 2. Mã di truyền 2.1. Định nghĩa mã di truyền Mã di truyền là các bộ ba mã hoá các axit amin. 2.2. Đặc điểm của mã di truyền Mã liên tục: mã di truyền được đọc liên tục từng bộ ba, không có hiện tượng kề gối. Mã phổ biến: mọi loài dùng chung bộ mã di truyền. Mã đặc hiệu: mỗi bộ ba (mã di truyền) chỉ mã hoá cho 1 axit amin, không đồng thời mã hoá nhiều axit amin. Mã thoái hoá: nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin.
Trang 3 Hình 1.3. Định nghĩa mã di truyền * Tại sao mã di truyền có tính thoái hóa? => 61 bộ ba mã hóa cho 20 loại axit amin. 3. Cơ chế tái bản AND 3.1. Khái niệm Tái bản ADN là quá trình tổng hợp ADN, diễn ra tại pha S của kì trung gian trong chu kì tế bào. 3.2. Diễn biến a. Giai đoạn tháo xoắn và tách mạch Enzim helicaza làm duỗi xoắn và phá vỡ các liên kết hiđrô của phân tử ADN, tạo phễu tái bản để lộ ra 2 mạch khuôn 3’ – 5’ và 5’ – 3’. b. Tổng hợp mạch ADN • Enzim ARN – pôlimeraza tổng hợp đoạn mồi tạo đầu 3’OH. • Enzim ADN – pôlimeraza lắp các nuclêôtit tự do thành mạch ADN (sợi dẫn đầu) và các đoạn Okazaki theo chiều 5’ – 3’. • Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch ADN (sợi theo sau). c. Hình thành 2 phân tử ADN Một mạch ADN khuôn hình thành liên kết hiđrô với một mạch ADN mới được tổng hợp để tạo nên phân tử ADN con. 3.3. Kết quả Mỗi phân tử ADN tái bản một lần tổng hợp được 2 phân tử ADN con giống hệt phân tử ADN mẹ. 3.4. Ý nghĩa
Trang 4 • Là phương thức truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. • Là cơ sở nhân đôi của NST. • Sợi dẫn đầu và sợi theo sau khác nhau như thế nào? + Sợi dẫn đầu được tổng hợp dựa trên mạch khuôn 3’– 5’ nên có chiều 5’– 3’ và là sợi tổng hợp liên tục. + Sợi theo sau được tổng hợp dựa trên mạch khuôn 5’– 3’ nên có chiều 3’– 5’ và là sợi tổng hợp gián đoạn từng đoạn Okazaki ngược chiều. • Tại sao 2 mạch ADN lại được tổng hợp khác nhau? Hai mạch ADN lại được tổng hợp khác vì: + Phân tử ADN mẹ có 2 mạch khuôn đi song song nhưng ngược chiều (mạch gốc: 3’ – 5’; mạch bổ sung 5’– 3’). + Enzim ADN – pôlimeraza tác động trên mạch khuôn theo chiều 3’– 5’ nên chiều tổng hợp của sợi liên tục và các đoạn Okazaki là 5’– 3’. • Tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có gì khác nhau? Tiêu chí Tái bản ADN ở sinh vật nhân thực Tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ Giống nhau Diễn ra cùng cơ chế và nguyên tắc. Khác nhau Nhiều đơn vị tái bản → hiệu suất cao. Chỉ có một đơn vị tái bản. Giải thích sự khác nhau + Trong mỗi tế bào có nhiều phân tử ADN. + Kích thước ADN lớn. + Trong mỗi tế bào có 1 phân tử ADN. + Kích thước ADN nhỏ. • Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc ghép đôi giữa một bazơ có kích thước lớn với một bazơ có kích thước nhỏ nhờ các liên kết hlđrô, cụ thể: A liên kết với T bằng 2 liên kết, G liên kết VỚI X bằng 3 liên kết. • Vì sao hai phân tử ADN con lại giống hệt phân tử ADN mẹ? Vì: cơ chế tái bản diễn ra theo nguyên tắc bổ sung A – T; G – X và nguyên tắc bán bảo toàn (mỗi phân tử ADN con có một mạch của ADN mẹ). • Tại sao tái bản ADN lại là phương thức truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể? Vì: ADN nhân đôi → NST nhân đôi → NST phân li → tế bào phân chia. Nhờ đó, thông tin di truyền nằm trong gen trên ADN đã được truyền cho thế hệ sau. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA