PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ÔN TẬP KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VĂN 9 (454 TRANG).pdf

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VĂN 9 1 CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG (Nguyễn Dữ ) I. Tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Dữ - Là gƣơng mặt nổi bật cuả văn học VN thế kỉ XVI - Quê ở Hải Dƣơng, chƣa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hƣơng cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trƣớc thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhƣng sinh ra không gặp thời. 2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” a. Thể loại - Truyền kì là thể văn xuôi trung đại, phản ánh các yếu tố kì lạ, hoang đƣờng, trong truyện thế giới cõi âm và con ngƣời có sự tƣơng giao với nhau. b. Truyền kì mạn lục -Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (chi chép tản mạn những điều kì lạ đƣợc lƣu truyền) đƣợc viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, tập truyện đƣợc khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam từ các thời kì Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ... - Nội dung chính: Lấy xƣa nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dƣơng, nhằm phơi bày, vạch trần phê phán hiện thực xã hội - Nhân vật:

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VĂN 9 3 vàng về cho Trƣơng Sinh và khi Trƣơng Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn,chàng lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nƣơng trở về thoát ẩn thoát hiện và biến mất. II. Phân tích 1. Chi tiết cái bóng a. Cách kể chuyện - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích. - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó. b. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật - Đối với Vũ Nƣơng: Trong những ngày chồng đi xa, vì thƣơng nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng ngƣời cha nên hàng đêm, Vũ Nƣơng đã chỉ bóng mình lên tƣờng nói dối con đó là cha, lời nói dối đó hoàn toàn mục đích tốt đẹp -> thể hiện sự thương yêu chồng con hết mực - Đối với bé Đản: Mới ba tuổi còn ngây thơ, chƣa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin những điều Vũ Nƣơng nói là có một ngƣời cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhƣng nín thin thít và không bao giờ bế nó => sự ngây thơ hồn nhiên của bé Đản. - Đối với Trƣơng Sinh: Lời nói ngây thơ của bé Đản về ngƣời cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thủy chung, nảy sinh thải độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nƣơng đi, đẩy Vũ Nƣơng vào bi kịch đó là cái chết => sự hồ đồ, đa nghi của Trƣơng Sinh cũng là biểu hiện của chế độ phong kiến mục nát đẩy số phận ngƣời phụ nữ vào bi kịch cái chết. 2. Nhân vật Vũ Nƣơng a. Vẻ đẹp phẩm chất Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nƣơng “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tƣ dung tốt đẹp” tạo ấn tƣợng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo. Sau đó ông
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VĂN 9 4 đi sâu miêu tả vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau, trong các tình huống khác nhau. * Trƣớc hết Vũ Nƣơng là ngƣời phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình nghĩa vợ chồng - Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trƣơng Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui.Nàng là một ngƣời vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực! - Hạnh phúc êm ấm tƣởng bền lâu, không ngờ đất nƣớc xảy ra binh biến, Trƣơng Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nƣơng rót chén rƣợu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đƣợc đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo đƣợc hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ƣớc mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thƣờng mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thông trƣớc những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lƣờng.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chƣa có, mà mùa dƣa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” => Một ngƣời vợ rất mực thùy mị, dịu dàng, biết chịu đựng, giàu lòng yêu thƣơng, biết chờ đợi để yên lòng ngƣời đi xa. - Khi xa chồng, Vũ Nƣơng ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thƣơng dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Nàng vừa thƣơng chồng, vừa nhớ chồng, vừa thƣơng xót cho chính mình đêm ngàyphải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thƣơng đau buồn ấy của Vũ Nƣơng cũng là tâm trạng chung của những ngƣời chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xƣa nay:

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.