PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text LỊCH SỬ ĐẢNG.docx

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng thông qua tháng 2-1930. * Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo * Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: - Phương hướng, chiến lược của cách mạng: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản. Đặt cách mạng Việt Nam trong 3 vấn đề lớn: Dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội. - Nhiệm vụ cách mạng: + Về chính trị: ● Đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến; làm cho đất nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập ● Lập ra Chính phủ Công – nông binh + Về kinh tế: ● Thủ tiêu hết các loại quốc trái, tịch thu sản nghiệp lớn của thực dân Pháp giao cho Chính phủ công – nông binh ● Tịch thu ruộng đất của công giao cho dân cày nghèo ● Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang, phát triển công nghiệp – nông nghiệp ● Thi hành luật ngày làm 8 tiếng + Về văn hóa: Dân chúng được tự do tổ chức; nam, nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa… - Lực lượng cách mạng: ● Động lực cách mạng: Nông dân và công nhân ● Lực lượng cách mạng: Nông dân, công nhân và tiểu tư sản, trí thức - Lực lượng lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản, Đảng là đội của tiên phong của giai cấp vô sản
- Phương pháp cách mạng: Bằng con đường cách mạng triệt để, giành chính quyền bằng sức mạnh mọi mặt - Quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới * Ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước, giai cấp lãnh đạo cách mạng trọng những năm đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển đúng đắn cho đất nước - Chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng - Mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc: thời kỳ độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới 2. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tháng 5-1941. ● Hoàn cảnh lịch sử: - Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - chính trị-xã hội các nước, thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. - Ở Đông Dương, thực dân Pháp đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, thi hành chính sách thời chiến, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh. - Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng. Tháng 9/1940, Nhật tiến vào Đông Dương, Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật tiếp tục cai trị, bóc lột nhân dân Đông Dương, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bè lũ xâm lược ngày càng gay gắt - “Một cổ hai tròng”. - Ở trong nước, ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đảng rút vào hoạt động bí mật. Trung ương Đảng xác định: Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng. - 28/1/1941: Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp chỉ đạo CMVN. ● Nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 8 (5/1951)
- Xác định mâu thuẫn XH: vạch rõ mâu thuẫn giữa Nhân dân Việt Nam và phát xít Nhật – Pháp. Kẻ thù trước mắt cách mạng Đông Dương là phát xít Pháp - Nhật và tay sai. - Nhiệm vụ: + Chủ trương thay đổi chiến lược: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tạm gác khẩu hiệu “ đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” các khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi. + Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thi hành chính sách “ dân tộc tự quyết”, quyết định thành lập ở mỗi nước nước Đông Dương một mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung. + Chủ trương tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt giai cấp tầng lớp. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh và hội Cứu quốc. + Chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”. + Xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân; đồng thời xác định những điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán được thời cơ tổng khởi nghĩa. + Đặc biệt Đảng coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. ● Ý nghĩa: ● HN Trung ương VIII đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược CM, đã được đề ra từ HN TW VI (11/39), đó là: dương cao ngọn cờ, giải phóng dân tộc. ● Đường lối trên là cơ sở, là ngọn cờ để nhân dân ta chuẩn bị lực lượng tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, chống phong kiến. ● Có tác dụng quyết định trong việc động viên toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng Tháng Tám.
● Theo chủ trương của Hội nghị, Mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển nhanh chóng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc. (-Giải quyết mục tiêu hàng đầu là độc lập dân tộc; đưa ra chủ trương, sự chỉ đạo đúng đắn để thực hiện. - Giúp cho nhân dân ta có đường hướng đúng để tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. - Giúp công tác chuẩn bị giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trong cả nước. - Cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.) 3. Trình bày tính chất, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. * Tính chất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945: - Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình: + Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. + Lực lượng cách mạng bao gồm toàn thể dân tộc, đoàn kết chặt chẽ trong mặt trận Việt Minh với những tổ chức quần chúng mang tên “ cứu quốc” + Thành lập chính quyền nhà nước “ của chung toàn dân tộc” theo chủ trương của Đảng với hình thức cộng hòa dân chủ. - Cách mạng tháng Tám còn có tính chất dân chủ: + Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít. + Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân. + Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.