PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 12. Giải quyết nguồn tin về tội phạm ma tuý theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - Ths. Đinh Văn Đoàn, Ths. Phạm Thị Tuyết Mai.pdf

1 GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM MA TÚY THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Đinh Văn Đoàn Phạm Thị Tuyết Mai** Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về giải quyết nguồn tin tội phạm về ma túy đồng thời nêu ra một số hạn chế, vướng mắc trong quy định về nội dung này cũng như thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Bộ luật tố tụng hình sự; nguồn tin về tội phạm; ma túy. Đặt vấn đề Nguồn tin về tội phạm là những cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tố tụng xác minh có hay không có dấu hiệu tội phạm, từ đó ra các quyết định tố tụng cần thiết. Do đó, giải quyết nguồn tin về tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác sẽ giúp cho việc xử lý vụ án đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật. Trong những năm qua, tội phạm về ma túy diễn biến hết sức phức tạp, số lượng vụ án tăng qua từng năm, gây hậu quả rất nghiêm trọng và là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm khác. Theo Báo cáo tổng kết chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 và Báo cáo tổng kết công tác phòng chống ma túy năm 2021, từ năm 2016-2021, Viện kiểm sát các cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 114.033 vụ/143.687 bị can. Trong đó, năm 2016: 15.553 vụ/19.308 bị can; năm 2017: 16.059 vụ/20.619 bị can; năm 2018: 19.253 vụ/23.494 bị can; năm 2019: 21.160 vụ/26.275 bị can; năm 2020: 12.263 vụ/15.315 bị can; năm 2021: 28.899 vụ/38.676 bị can1 . Năm 2022 đã khởi tố 24.398 vụ/33.962 bị can, giảm 365 vụ (1,47%). Cơ quan điều tra đã phát hiện nhiều vụ phạm tội có tổ chức, xuyên quốc gia với số lượng ma túy rất lớn 2 . Hiện nay, giải quyết nguồn tin về tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng còn gặp nhiều hạn chế, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn đã ảnh hưởng không ít đến quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết  Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM ** Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM 1 Nguyễn Cao Cường, (2022), “Một số vấn đề Kiểm sát viên cần lưu ý khi thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát, (06), tr.35. 2 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2022.
2 này, nhóm tác giả nghiên cứu một số quy định về giải quyết nguồn tin về tội phạm về ma túy theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, tìm hiểu một số vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm ma túy và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về giải quyết nguồn tin về tội phạm ma túy. 1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về giải quyết nguồn tin tội phạm về ma túy 1.1. Quy định về các nguồn tin tội phạm ma tuý Cơ sở khởi tố vụ án hình sự là những nguồn tin mà dựa vào đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố xác định có dấu hiệu tội phạm. Theo quy định pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, cơ quan có thẩm quyền đều trực tiếp phát hiện được các dấu hiệu tội phạm đó mà trong rất nhiều trường hợp cần phải xác định các dấu hiệu về tội phạm thông qua các nguồn tin khác nhau. Các nguồn tin này chính là cơ sở ban đầu cung cấp những thông tin đầu tiên về tội phạm, từ đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh nhằm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin, pháp luật tố tụng hình sự quy định chỉ một số nguồn thông tin nhất định được coi là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Điều 143 BLTTHS 2015 quy định các nguồn tin về tội phạm bao gồm: “Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.” Như vậy, đây là những nguồn thông tin ban đầu mà dựa vào đó các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh xem có hay không có dấu hiệu về tội phạm, từ đó quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Nói cách khác, những nguồn thông tin này chính là những cơ sở để khởi tố vụ án hình sự nói chung và vụ án về các tội phạm ma túy nói riêng. Việc quy định một cách cụ thể các nguồn tin về tội phạm có ý nghĩa trong trọng trong việc tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, thông qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời bảo đảm các hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền được tiến hành đúng hướng và có hiệu quả. 1.2. Quy định về chủ thể có thẩm quyền giải quyết nguồn tin tội phạm về ma túy
3 Theo quy định tại Điều 45 BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 các cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm ma tuý bao gồm: Cơ quan điều tra và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (bao gồm các cơ quan của Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển) và Viện kiểm sát trong một số trường hợp luật định. Theo đó: Cơ quan điều tra là cơ quan chuyên trách được tổ chức, thành lập trong các hệ thống, ở các cấp và theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm ma tuý của cơ quan điều tra được quy định theo thẩm quyền điều tra vụ án. Đối với các tội phạm ma tuý được luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên trách trong hệ thống công an đó là các cục, phòng, đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hệ thống cảnh sát điều tra3 . Bộ đội biên phòng có thẩm quyền giải quyết các tố giác, tin báo về một sô tội phạm ma tuý thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) bao gồm: Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247); Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256). Cảnh sát biển có thẩm quyền giải quyết các tố giác, tin báo về một sô tội phạm ma tuý thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) bao gồm: các tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết bao gồm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254). 3 Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
4 Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các tội phạm về ma tuý trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển) có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận các nguồn thông tin trên về tội phạm ma tuý thì phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền cùng văn bản, tài liệu có liên quan. Sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu. Nếu xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát. Nếu xác định vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 1.3. Quy định về các hoạt động giải quyết nguồn tin tội phạm về ma túy Theo khoản 3 Điều 147 BLTTHS năm 2015, trong quá trình kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành một số hoạt động sau: - Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; - Khám nghiệm hiện trường; - Khám nghiệm tử thi; - Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang, có thể bắt hoặc khám người bị tình nghi là phạm tội. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ. Riêng đối với các tội phạm về ma túy, do đặc điểm tội phạm nên khi giải quyết nguồn tin tội phạm về ma túy, cơ quan có thẩm quyền thường tiến hành một số hoạt

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.