Content text Ôn tập chủ đề 9.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày tóm tắt được những kiến thức đã học về chủ đề 9. - Vận dụng những kiến thức đã học ở chủ đề 9 để giải quyết các câu hỏi, bài tập trong bài ôn tập. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các hoạt động làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập trong chủ đề. Năng lực công nghệ: - Nhận thức đúng và biết vận dụng kiến thức ở chủ đề 9 vào thực tiễn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính. - SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.
2 2. Đối với học sinh: - SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, tạo tâm thế cho HS vào bài học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày tóm tắt nội dung kiến thức đã học ở chủ đề 9. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các nội dung đã học trong chủ đề 9. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cá nhân thực hiện yêu cầu. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: Các nội dung đã học trong chủ đề 9: + Khái quát về vi điều khiển. + Bo mạch lập trình vi điều khiển. + Thực hành: Thiết kế, lắp ráp mạch bật tắt LED sử dụng bo mạch lập trình vi điều khiển Arduino Nano. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ôn tập chủ đề 9. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Hệ thống hoá kiến thức
3 a. Mục tiêu: HS tóm tắt được kiến thức đã học ở chủ đề 9. b. Nội dung: GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức đã học ở chủ đề 9. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy và trình bày tóm tắt các kiến thức được học ở chủ đề 9. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận vẽ sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. I. TÓM TẮT KIẾN THỨC Sơ đồ tóm tắt đính kèm phía dưới.
4 - GV chuyển sang nội dung tiếp theo . Hoạt động 2. Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học ở chủ đề 9. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập . c. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi luyện tập d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập: PHIẾU BÀI TẬP Câu 1: Tốc độ xử lí của vi điều khiển thể hiện ở thông số nào? Câu 2. Một vi điều khiển bất kì có thể có những loại tín hiệu vào/ra nào? Câu 3. Kể tên các khối chính trong sơ đồ chức năng của vi điều khiển. Câu 4. Mô tả cấu trúc của bo mạch lập trình vi điều khiển. Câu 5. Mô tả các phần chính của một công cụ lập trình cho bo mạch lập trình vi điều khiển. Câu 6. Với tín hiệu đầu ra số ở mức cao (3,3 V) của một bo mạch lập trình