Content text ĐỀ 1 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 2: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi? A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng. C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Câu 4: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau. Câu 5: Quy ước về dấu nào sau đây phù hợp với công thức ∆U = A + Q của nguyên lí I nhiệt động lực học? A. Vật nhận công A < 0, vật nhận nhiệt Q < 0. B. Vật nhận công A > 0, vật nhận nhiệt Q > 0. C. Vật thực hiện công A < 0, vật truyền nhiệt Q > 0. D. Vật thực hiện công A > 0, vật truyền nhiệt Q < 0. Câu 6: Cho 20 g chất rắn ở nhiệt độ 70 0 C vào 100 g chất lỏng ở 20 0 C. Cân bằng nhiệt đạt được ở 30 0 C. Nhiệt dung riêng của chất rắn A. tương đương với nhiệt dung riêng chất lỏng. B. nhỏ hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. C. lớn hơn nhiệt dung riêng chất lỏng. D. không thể so sánh được với vật liệu ở thể khác Câu 7: Nhiệt độ của nước trong phòng theo nhiệt giai Celsius là 27 0 C. Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ này là A. 48,6 0 F. B. 80,6 0 F. C. 15 0 F. D. 47 0 F. Câu 8: Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 9: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 100 0 C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2 kg nước ở 9,5 0 C. Nhiệt độ cuối cùng là 40 0 C, cho nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt hóa hơi của nước bằng A. 2,3.10 6 J/kg. B. 2,5.10 6 J/kg. C. 2.10 6 J/kg. D. 2,7.10 6 J/kg. Câu 10: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. Câu 11: Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì (1). các phân tử khí chuyển động nhiệt. (2). các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. Mã đề thi: 1
(3). giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 12: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí A. xích lại gần nhau hơn. B. có tốc độ trung bình lớn hơn. C. nở ra lớn hơn. D. liên kết lại với nhau. Câu 13: Giữ áp suất của một khối lượng khí nhất định không đổi và giảm nhiệt độ thì khối lượng riêng của khí A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng đến cực đại rồi giảm đi. Câu 14: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của 1 lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất. Câu 15: Ở điều kiện tiêu chuẩn: 1 mol khí ở 0 0 C có áp suất 1atm và thể tích là 22,4 lít. Hỏi một bình có dung tích 5 lít chứa 0,5 mol khí ở nhiệt độ 0 0 C có áp suất là bao nhiêu? A. 2,24 atm. B. 2,56 atm. C. 4,48 atm. D. 1,12 atm. Câu 16: Nhiệt độ của một khối khí là 3865K thì động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí đó bằng bao nhiêu eV? Biết 1eV =1,6.10 −19 J. A. 0,5eV. B. 0,75 eV. C. 1eV. D. 0,25eV. Câu 17: Một khối cầu cứng có thể tích V chứa một khối khí ở nhiệt độ T. Áp suất của khối khí là p. Có bao nhiêu mol khí Hêli trong khối cầu? A. p.R V.T B. p.T V.R C. p.V R.T D. R.T p.V Câu 18: Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250 kPa và nhiệt độ 27 0 C . Khối lượng khí oxi trong bình bằng A. 32,1 g. B. 25,8 g. C. 12,6 g. D. 22,4 g. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai? Phát biểu Đúng Sai a) Vật rắn đang nóng chảy thì nội năng của nó giảm b) Nước đá đang tan thì nội năng của nó tăng. c) Hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ không đổi thì nội năng của nó giảm d) Vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng thì nội năng của nó tăng Câu 2: Một bình có thể tích 22,4 lit chứa 1 mol khí hydrogen ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc, nhiệt độ 0 0 C và áp suất 1 atm). Người ta bơm thêm 1 mol khí helium cũng ở đktc vào bình này. Phát biểu Đúng Sai a) Khối lượng của hỗn hợp khí trong bình là 6 g. b) Khối lượng riêng của khí hydrogen ở đktc là 9.10 -2 kg/m 3 . c) Khối lượng riêng của khí helium ở đktc là 18.10 -2 kg/m 3 . d) Khối lượng riêng trung bình của hỗn hợp khí là 13,5.10 -2 kg/m 3 . Câu 3: Có 1g khí Helium thực hiện một chu trình 1234 được biểu diễn trên giản đồ P − T. Cho p 0 =10 5 Pa; T 0 = 300K P 0P 02P 0T 02T O (1)(2) (3) (4) T Phát biểu Đúng Sai a) Chu trình này gồm các quá trình sau: 1 − 2: đẳng áp, 2 − 3: đẳng nhiệt, 3 − 4: đẳng áp, 4
− 1: đẳng tích b) Thể tích khí ở trạng thái 4 là V 4 = 3,21dm 3 c) Công của khí thực hiện trong giai đoạn 1 đến 2 là 6,24.10 2 J d) Công của khí thực hiện trong giai đoạn 4 đến 1 là 0 Câu 4: Một ấm điện có công suất 1000 W chứa 300 g nước ở 20 0 C đến khi sôi ở áp suất tiêu chuẩn. Cho nhiệt dung riêng và nhiệt hóa hơi riêng của nước lần lượt là 4,2.10 3 J/kg.K và 2,26.10 6 J/kg. Phát biểu Đúng Sai a) Nhiệt lượng để làm nóng 300 g nước từ 20 0 C đến 100 0 C là 100800 J b) Nhiệt lượng cần cung cấp để 200 g nước hóa hơi hoàn toàn ở 100 0 C là 678.10 6 J c) Thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi là 100,8 phút d) Sau khi nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun nước sôi trong 226s. Khối lượng nước còn lại trong ấm xấp xỉ 100 g. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một bơm xe đạp hình trụ có đường kính trong là 3 cm. Người ta dùng ngón tay bịt kín đầu vòi bơm và ấn pit-tông từ từ để nén không khí trong bơm sao cho nhiệt độ không thay đổi. Lấy áp suất khí quyển là p 0 = 10 5 Pa . Khi thể tích của không khí trong bơm giảm đi 4 lần thì lực tác dụng lên pit - tông bằng bao nhiêu N? (Lấy π = 3,14 , kết quả làm tròn lấy phần nguyên). Đáp án Câu 2: Người ta đổ m = 40g chất lỏng vào cốc kim loại, bắt đầu đun nóng bằng đèn cồn, liên tục đo nhiệt độ cốc và thu được đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ cốc vào thời gian như hình. Biết mỗi giây đèn cồn đốt hết µ = = 11mg cồn có năng suất tỏa nhiệt q = 27 kJ/g. Bỏ qua nhiệt lượng hao phí bởi môi trường. Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng bằng bao nhiêu …10 3 J/kg? Đáp án 0 tC 140 80 20 60180220t(s)OA BC D Câu 3: Một máy hút chân không làm giảm áp suất khí nitrogen trong một bình kín tới 9,0.10 −10 Pa ở nhiệt độ 27,0 0 C. Tính số phân tử khí trong thể tích 1,0 cm 3 . (Đơn vị: ...10 5 phân tử, kết quả làm tròn đến chữ số thứ nhất sau dấu phẩy). Đáp án Câu 4: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25 0 C chuyển thành hơi ở 100 0 C là bao nhiêu MJ (làm tròn đến hai chữ số thập phân)? Đáp án Câu 5: Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước (cân điện tử, ấm siêu tốc, đồng hồ đo thời gian, chai nước). Biết ấm đun có công suất P = 1500W. Khi nước bắt đầu sôi, khối lượng nước trong ấm đo được bằng cân điện tử là m 0 = 300g, lúc này học sinh mở nắp ấm để nước bay hơi, sau khoảng thời gian 77 giây thì thấy số chỉ trên cân điện tử còn m = 250g. Từ đó học sinh xác định được nhiệt hóa hơi riêng của nước bằng bao nhiêu? (đơn vị: 10 4 J/kg).
Câu 6: Có 20 g khí helium chứa trong xilanh đậy kín bởi pittong biến đổi chậm từ (1) → (2) theo đồ thị mô tả ở hình bên. Cho: V 1 = 30lit; p 1 = 5atm; V 2 = 10lit; p 2 = 15atm. Hãy tìm nhiệt độ cao nhất mà khí đạt được trong quá trình biến đổi (đơn vị: K, kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Đáp án −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!