Content text Lớp 10. Đề giữa kì 1 (Đề số 3).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m = 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m = 1 amu, q = 0. C. Electron, m = 1 amu, q = -1. D. Proton, m = 1 amu, q = -1. Câu 2. Nguyên tử F có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Số khối của F là A. 9. B. 10. C. 19. D. 28. Câu 3. Orbital nguyên tử là A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số tám nổi. C. vùng không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất. D. quỹ đạo chuyển động của electron quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 4. Hai đồng vị của nguyên tố carbon khác nhau về A. cấu hình electron. B. số khối. C. số hiệu nguyên tử. D. số proton. Câu 5. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì. C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng. Câu 6. Các nguyên tố trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn có A. cùng số lớp electron. B. cùng số electron ở lớp vỏ. C. tính chất hóa học tương tự nhau. D. cùng điện tích hạt nhân. Câu 7. Bảng tuần hoàn hiện nay có số nhóm A và nhóm B là A. 8 và 8. B. 8 và 10. C. 7 và 8. D. 7 và 9. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về 7 3Li ? A. Hạt nhân nguyên tử có 3 proton và 7 neutron. Mã đề thi: 333
B. Số khối của hạt nhân nguyên tử là 3, số hiệu nguyên tử là 7. C. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 neutron. D. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 4 proton và 3 neutron. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tử có 2 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tử kim loại. B. Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tố. C. Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tử khí hiếm. D. Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất 8 electron. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp thành một cột. D. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của nguyên tử khối. Câu 11. Nguyên tử magnesium (Mg) có 12 electron. Biết điện tích của 1 electron là -1,602.10 –19 C. Điện tích của lớp vỏ nguyên tử Mg là A. -1,9224.10 -18 C. B. -12C. C. +1,9224.10 -18 C. D. -3,8448.10 -18 C. Câu 12. Nguyên tử nguyên tố K (Z = 19) có số lớp electron là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố s? A. 1s 2 2s 2 2p 3 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 Câu 14. Cho phổ khối lượng MS của silver (Ag) ở hình dưới đây: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố silver là A. 107,964. B. 108,000. C. 107,987. D. 108,012. Câu 15. Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron? A. Có cùng sự định hướng không gian. B. Có cùng mức năng lượng. C. Khác nhau về mức năng lượng. D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp. Câu 16. Cho các quá trình biến đổi sau: (1) Nước sôi bay hơi. (2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch chloric acid thấy sủi bọt khí và đinh sắt tan dần. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học. B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí. C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học. D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí. Câu 17. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có điện tích là 7+. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm IIIA. B. chu kì 2, nhóm IIIB. C. chu kì 2, nhóm VA. D. chu kì 2, nhóm VB.
Câu 18. Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 4 . Phát biểu nào sau đây về X không đúng? A. X có 16 proton. B. X là kim loại. C. X thuộc chu kì 3. D. X thuộc nhóm VIA. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Dựa vào mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, hãy cho biết mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai? a. Số lượng electron tối đa trên các lớp là như nhau. b. Năng lượng của các electron trên các lớp khác nhau có thể bằng nhau. c. Khi quay quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định, năng lượng của electron là không đổi. d. Electron ở gần hạt nhân nhất có năng lượng cao nhất. Câu 2. Nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron. a. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. b. Số hiệu nguyên tử của X là 12. c. Ở trạng thái cơ bản, các phân lớp electron của nguyên tử X đã bão hòa. d. X là nguyên tố kim loại. Câu 3. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Chu kì 2, 3, 4 bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm. b. Bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ép sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. c. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm B trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng số electron hóa trị. d. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. Câu 4. Tại một khu vực của Úc, gia súc không phát triển mạnh mặc dù có thức ăn thô xanh thích hợp. Một cuộc điều tra cho thấy nguyên nhân là do không có đủ cobalt trong đất. Cobalt (Z = 27) tạo thành cation ở hai dạng là Co 2+ và Co 3+ . a. Ở trạng thái cơ bản, các phân lớp electron của cobalt đã bão hòa. b. Cobalt là nguyên tố phi kim. c. Trong ion Co 2+ có 2 electron độc thân thuộc AO 3d. d. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của Co 2+ và Co 3+ lần lượt là 3d 7 và 3d 6 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Oxygen có 3 đồng vị là 16O , 17O và 18O . Nitrogen có 2 đồng vị là 14 N, 15 N. Có bao nhiêu hợp chất NO khác nhau được tạo thành bởi các đồng vị trên? Câu 2. Lớp thứ 3 có số electron tối đa là bao nhiêu? Câu 3. Trong tự nhiên có khoảng 25 nguyên tố cần thiết cho sự sống. Trong đó nguyên tố X (thuộc nhóm VIIA, chu kì 5 trong bảng tuần hoàn) là nguyên tố vi lượng mà hàng ngày con người cần khoảng 15 miligam cho hoạt động của tuyến giáp, nếu thiếu nguyên tố X có thể gây bướu cổ. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết nguyên tố X ở ô số bao nhiêu? Câu 4. Cho các cách biểu diễn electron vào orbital của các phân lớp ở trạng thái cơ bản như sau: a) d) 1s 3d b) e) 2p 2p c) g) 3p 3s Trong các cách biểu diễn trên, có bao nhiêu cách phân bố đúng với từng phân lớp electron?
Câu 5. Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Nguyên tử Y có bao nhiêu hạt proton? Câu 6. X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32 (Z X < Z Y ). Số hiệu nguyên tử của Y là bao nhiêu? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.