Content text BÀI 12. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CÔNG SUẤT ĐIỆN - HS.docx
BÀI 12: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CÔNG SUẤT ĐIỆN I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN 1. Năng lượng điện: - Dòng điện có năng lượng. Năng lượng điện có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, hóa năng, quang năng, cơ năng,… - Ví dụ: + Khi hoạt động, máy khoan chuyển hóa năng lượng điện chủ yếu thành cơ năng; + Nồi cơm điện, mỏ hàn chuyển hóa năng lượng chủ yếu thành nhiệt năng; + Dòng điện chạy qua đèn LED trong đèn pin làm đèn phát sáng, hầu hết năng lượng dòng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng. a. Nồi cơm điện b. Máy khoan điện c. Đèn chiếu sáng Một số thiết bị mang năng lượng 2. Công thức tính năng lượng điện: - Năng lượng điện trên một đoạn mạch chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác được tính bằng công thức W = UIt - Trong đó: + W là năng lượng điện, đơn vị đo là jun (J). + U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, đơn vị đo là vôn (V). + I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là ampe (A). + t là thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch, đơn vị đo là giây (s). - Ngoài ra, năng lượng điện W còn được đo bằng kWh với 1kWh = 3,6MJ = 3,6.10 6 J = 1 số đếm công tơ điện Đồng hồ đo điện năng trong gia đình - Nếu đoạn mạch chỉ chứa điện trở như ấm điện, bếp điện, lò sưởi diện, thì toàn bộ năng lượng diện được chuyển hoá thành ... nhiệt năng.
- Định luật Joule – Lenz: Nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của vật dẫn và thời gian dòng điện chạy qua Q = RI 2 t - Trong đó: + Q (J) là nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn. + I (A) là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. + R là điện trở của vật dẫn. + t (s) là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn. James Prescott Joule (1818 – 1889) Heinrich Lenz (1804 – 1865) II. CÔNG SUẤT ĐIỆN 1. Công suất điện: - Công suất điện là tốc độ biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như năng lượng nhiệt, năng lượng âm thanh hoặc năng lượng ánh sáng,... - Công suất điện được tính bằng năng lượng điện mà thiết bị tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính công suất điện P = UI - Trong đó: + U là hiệu điện thế, đơn vị đo là vôn (V). + I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là ampe (A). + P là công suất điện, đơn vị đo là oát (W). - Trong trường hợp đoạn mạch có điện trở R thì công suất điện của đoạn mạch được tính theo công thức P = RI 2 = 2. Công suất định mức: - Trên các dụng cụ điện thường có ghi số vôn và số oát. a. Công suất bóng đèn b. Công suất máy lạnh c. Công suất ấm điện Một số thiết bị có công suất - Ý nghĩa: