PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề số 03 .docx

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 20 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn. B. Đốt nóng vật. C. Làm lạnh vật. D. Đưa vật lên cao. Câu 2: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì A. động năng của vật càng lớn. B. thế năng của vật càng lớn. C. cơ năng của vật càng lớn. D. nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 3: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khối gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống? A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng. C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng. Câu 4: Nhiệt năng của một vật là A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chuyển động Brown của các hạt lơ lửng trong chất lòng là chuyển đông nhiệt. B. Nhiệt độ của một vật càng cao thì động năng trung bình của các phân từ trong vật càng lớn. C. Tổng động năng của tất cả các phân tử trong một vật được gọi là nội năng của vật. D. Chỉ thực hiện công mới làm thay đổi nội năng của vật. Câu 6: Trong các câu sau câu nào sai. A. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng nhỏ hơn trong không khí. B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn nhỏ hơn trong chất khí. C. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. D. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất khí có thể thay đổi. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí A. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng B. Lực tương tác giữa các phân tử rất nhỏ C. Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh D. Các phân tử sắp xếp một cách có trật tự Câu 8: Một hệ nhiệt động thực hiện một chu trình kín nếu A. Chỉ trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. B. Sau khi biến đổi hệ trở về trạng thái ban đầu. C. Cô lập với môi trường bên ngoài. D. Chỉ trao đổi nhiệt và công với môi trường bên ngoài. Mã đề thi 03
Câu 9: Trong thí nghiệm của Brown người ta quan sát được A. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng. D. Các phân tử nước và nguyên tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng.\ Câu 10: Khi nung nóng một vật rắn, hiện tượng gì sẽ xảy ra A. thể tích và khối lượng của vật rắn tăng. B. thể tích và khối lượng của vật rắn không đổi. C. khối lượng riêng của vật rắn tăng. D. khối lượng riêng của vật rắn giảm. Câu 11: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút C. chỉ có lực đẩy D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng B. Đơn vị của nội năng là Jun (J). C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. D. Nội năng không thể biến đổi được. Câu 13: Đem nung 2 miếng đồng có khối lượng m 1 , m 2 (m 1 > m 2 ) có cùng nhiệt độ ban đầu lên đến cùng nhiệt độ cuối. Câu kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh nhiệt lượng thu vào của hai vật? A. Chưa đủ yếu tố để so sánh. B. Miếng đồng m 1 thu nhiệt lượng lớn hơn miếng đồng m 2 . C. Miếng đồng m 1 thu nhiệt lượng nhỏ hơn miếng đồng m 2 . D. Hai miếng đồng thu nhiệt lượng như nhau. Câu 14: Nhiệt độ bình thường của cơ thể người trên thang Kelvin là A. 290 K B. 200 K C. 350 K D. 310 K Câu 15: Nội năng của khối khí tăng 10 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 30 J. Khi đó khối khí đã: A. Sinh công là 40 J B. Nhận công là 20 J C. Thực hiện công là 20 J D. Nhận công là 40 J Câu 16: Giả sử có một thang nhiệt độ kí hiệu là Z. Nhiệt độ sôi của nước theo thang này là 60Z, điểm ba của nước là −15Z. Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là bao nhiêu nếu thang Z là −96Z? A. −62,4 o F B. 162,4 o F C. −162,4 o F D. 62,4 o F Câu 17: Người ta truyền cho khối khí nhiệt lượng 3500 J trong xi lanh để khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích tăng thêm 6 lít. Độ biến thiên nội năng của khối khí bằng bao nhiêu? Biết áp suất khí là 5.105 Pa và không đổi trong qua trình biến đổi. A. -6500 J B. -500 J C. 6500 J D. 500 J
Nhiệt độ (°C) Thời gian (phút) A B Câu 18: Hai quả cầu bằng đồng cùng khối lượng, được nung nóng đến cùng một nhiệt độ. Thả quả thứ nhất vào nước có nhiệt dung riêng 4200 J/kg.K, quả thứ hai vào dầu có nhiệt dung riêng 2100 J/kg.K. Nước và dầu có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu. Gọi Q n là nhiệt lượng nước nhận được, Q d là nhiệt lượng dầu nhận được. Khi dầu và nước nóng đến cùng một nhiệt độ thì A. Q n = Q d . B. Q n = 2Q d C. Q n = 1/2Q d . D. Chưa xác định được vì chưa biết nhiệt độ ban đầu của hai quả cầu. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi nói về quan hệ giữa nhiệt độ Celsius ( o C) và nhiệt độ Kelvin (K) a) T(K) = t( o C) + 273,15 (ĐÚNG) b) Khi nhiệt độ Celsius tăng 1 o C thì nhiệt độ Kelvin tăng 273 K (SAI) c) Nước đá có nhiệt độ 0 K (SAI) d) Nước sôi có nhiệt độ 373,15 K (áp suất tiêu chuẩn) (ĐÚNG) Câu 2: Cho hình nhiệt kế sau và các nhận định. a) Nhiệt kế trên có 2 thang đo là Celsius và Fahrenheit (ĐÚNG) b) Nhiệt độ hiện tại (theo cột chất lỏng màu đỏ) theo thang Celsius là 26 o C (ĐÚNG) c) Giới hạn đo theo thang Celsius là: −40 o C đến 120 o C (SAI) d) Độ chia nhỏ nhất theo thang Fahrenheit và Celsius đều là 2 o (SAI) Câu 3: Hai lượng chất lỏng A và B có cùng khối lượng và được cấp nhiệt như nhau. Hình bên là đồ thị sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian. 40 a) Quá trình này A và B đều tăng nhiệt độ (ĐÚNG) b) Sau 4 phút thì chất lỏng A tăng thêm 40 o C (SAI) 20 c) Nhiệt dung riêng của chất lỏng B lớn hơn chất lỏng A (SAI) 10 d) Nhiệt dung riêng của chất lỏng A gấp 2 lần nhiệt dung riêng của chất lỏng B (SAI) O 4 Câu 4: Một khối gỗ có khối lượng M = 200g nằm trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn và được nối với một lò xo độ cứng k = 30N/m. Ban đầu lò xo ở vị trí cân bằng. Một viên đạn có khối lượng m = 100g bay theo phương ngang với vận tốc v 0 = 3m/s đến cắm vào chính tâm khối gỗ. Sau va chạm hệ 2 vật dao động không ma sát trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang a) Vận tốc của hệ ngay sau va chạm là 1m/s (ĐÚNG) b) Độ biến dạng của lò xo tại vị trí hệ vật có vận tốc 50√3 cm/s là 5√3 cm (SAI) c) Độ nén cực đại của lò xo là 10 cm (ĐÚNG) d) Lượng cơ năng chuyển hóa thành nội năng trong quá trình va chạm trên là 0,3 J (ĐÚNG) PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Nếu nhiệt độ ở Đà Lạt và Thành phố Hồ Chi Minh hơn kém nhau 10 ∘ C thì 2 nơi hơn kém nhau bao nhiêu độ nếu tính theo thang đo Fahrenheit? (18) Câu 2: Một phòng học có chiều dài 12 m, chiều rộng 7 m và chiều cao 4 m. Không khí trong phòng học đó chiếm thể tích bằng bao nhiêu m 3 ? (336)

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.