Content text 26. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải.pdf
A. Duy trì tỉ lệ đực / cái. B. Tăng số lượng cá thể của quần thể. C. Duy trì sự phân bố phù hợp. D. Tăng cường khả năng bảo vệ giữa các cá thể. Câu 92: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử. Câu 93: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại A, U và G. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên? A. ATX, TAG, GXA, GAA. B. AAG, GTT, TXX, XAA. C. TAG, GAA, AAT, ATG. D. AAA, XXA, TAA, TXX. Câu 94: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, tổng hợp prôtêin ức chế là vai trò của A. vùng khởi động. B. gen điều hoà. C. vùng vận hành. D. các gen cấu trúc. Câu 95: Quy luật di truyền nào trong đó hai hay nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng? A. Phân li độc lập. B. Gen đa hiệu. C. Tương tác gen. D. Phân li. Câu 96: Cho các hiện tượng sau đây. Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)? (1) Màu sắc hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylia) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: Nếu pH ≤ 5 thì hoa có màu xanh, nếu pH = 7 thì hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7,5 thì hoa có màu hồng, hoa cà hoặc đỏ. (2) Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis rerigiosa) có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô. (3) Loài cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám. (4) Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh. A. 3. B. 1. C. 4 D. 2. Câu 97: Thực vật tiến hành hô hấp ở A. lá. B. thân C. rễ D. tất cả các bộ phận. Câu 98: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen. Câu 99: Điểm ưu việt của nuôi cấy tế bào thực vật là A. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo ra nhiều cơ thể có kiểu gen khác nhau. B. từ một quần thể ban đầu có thể tạo ra cá thể có tất cả các gen trong quần thể. C. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đồng nhất về kiểu gen. D. từ một cơ thể ban đầu có thể tạo nên một quần thể đa hình và kiểu gen và kiểu hình. Câu 100: Cơ thể đực có kiểu AaBbXDY, cơ thể cái có kiểu AaBbXDXd , Ở cơ thể đực, trong giảm phân I, một số tế bào sinh tinh có cặp NST mang gen Aa không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái, trong giảm phân I, một số tế bào sinh trứng có cặp NST mang gen Bb không phân li, các cặp khác vẫn phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Về mặt lí thuyết thì số loại kiểu gen nhiều nhất có thể được tạo ra ở đời con là: A. 64. B. 132. C. 96. D. 196.
Câu 111: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, trong đó có một bệnh do gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng 13-14 sinh đứa con đầu lòng bị hai bệnh là bao nhiêu? A. 1/80. B. 63/80. C. 17/32. D. 9/20. Câu 112: Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh (Lantana) phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía; Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía; để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo. B. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng. C. số lượng sâu hại mía tăng. D. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt. Câu 113: Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ (%) các loại cá theo độ tuổi (tính theo năm) ở từng vùng như sau: Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 10 Vùng A 13 43 27 9 8 0 0 0 0 Vùng B 13 15 23 31 16 7 5 0 0 Vùng C 1 3 4 6 18 39 21 8 0 Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau. Nhận xét nào đúng? A. Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng. B. Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất. C. Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý. D. Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định. Câu 114: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 0,64 0,64 0,2 0,2 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 aa 0,04 0,04 0,4 0,36 Dưới đây là các kết luận rút ra từ quần thể trên: (1) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3. (2) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.