Content text Lớp 12 - Gv Trần Thanh Thảo - 163 bài tập trắc nghiệm Chương Cơ chế di truyền và biến dị - File word có lời giải chi tiết.pdf
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1: Mỗi gen mã hóa protein điển hình có 3 vùng trình tự nucleotit. Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng: A. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. Câu 2: Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là A. Điều khiển lượng mARN được tạo ra. B. Điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN. C. Điều hoà số lượng riboxom tham gia dịch mã trên các phân tử mARN. D. Điều khiển sự trưởng thành hay bị phân huỷ của các chuỗi polipeptit. Câu 3: Khi nói đến các cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình phiên mã có ở virút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực. II. Quá trình dịch mã chỉ có sinh vật nhân thực. III. Ở sinh vật nhân sơ một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau. IV. Trong quá trình nguyên phân sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha S của kì trung gian A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 4: : Khi nói đến những điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng. II. Các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung còn các bazơ nitơ của ADN ở tế bào nhân sơ không liên kết theo nguyên tắc bổ sung. III. ADN ở tể bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polinucleotit IV. Đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Khi nói đến phiên mã và dịch mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong quá trình dịch mã, thường trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là polixom. II. Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN III. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ 5’. IV. Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là đều dựa trên nguyên tắc bổ sung. V. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 6: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn: 1- phiên mã; 2 - gắn riboxom vào mARN; 3 - cắt các intron ra khỏi ARN ; 4 - gắn ARN polimeraza vào ADN; 5 - chuỗi polipeptit cuộn xoắn lại; 6 - metionin bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit. Trình tự đúng là: A. 1-3-2-5-4-6 B. 4-1-2-6-3-5 C. 4-1-3-6-5-2 D. 4-1-3-2-6-5 Câu 7: Khi nói đến cơ chế di truyền phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng điều hoà.
II. Sản phẩm của gen là phân tử ARN hay chuỗi polipeptit. III. Khả năng tự sao chép chính xác là đặc tính cơ bản đảm bảo con cái sinh ra giống với cha mẹ chúng. IV. Người đầu tiên công bố mô hình cấu trúc không gian cùa ADN là Oatxơn và Cric A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Một phân tử ADN nhân sơ có tổng số nucleotit là 106 cặp nucleotit, tỷ lệ A:G = 3:2. Cho các phát biểu sau đây: I. Phân tử ADN đó có 3.105 cặp nucleotit loại A-T. II. Phân tử ADN đó có 2.106 liên kết cộng hóa trị giữa đường và acid. III. Phân tử ADN đó có tỷ lệ nucleotit loại X là 20% IV. Nếu phân tử ADN tái bản 3 lần liên tiếp thì số nucleotit loại G môi trường cung cấp là 1,4.106 cặp nucleotit A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Mất đoạn. Câu 10: Bộ ba trên ADN mã hóa cho bộ ba mở đầu trên mARN là: A. 3’UAX5'. B. 3’GTA5’. C. 5’GUA3'. D. 3'TAX5’. Câu 11: Đột biến xoma và đột biến tiền phôi có điểm giống nhau là: A. không di truyền qua sinh sản hữu tính. B. xảy ra trong tế bào sinh dục. C. xảy ra trong quá trình nguyên phân. D. Không di truyền qua sinh sản vô tính. Câu 12: Nhiều đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit hầu như không gây hại gì cho thể đột biến. Giải thích nào sau đây không hợp lý? A. Đột biến xảy ra ở các đoạn vô nghĩa trên gen cấu trúc. B. Đột biến xảy ra làm thay thế một acid amin này bằng acid amin khác ở vị trí không quan trọng của phân từ protein. C. Đột biến xảy ra ở mã thoái hoá tạo ra một bộ ba mới nhưng vẫn mã hoá acid amin ban đầu. D. Đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn Câu 13: Mức độ có lợi hay có hại của đột biến gen biến phụ thuộc vào: A. Tần số phát sinh đột biến. B. số lượng cá thể trong quần thể. C. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể D. Môi trường sống và tổ hợp gen. Câu 14: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, câu khẳng định đúng là: A. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau. B. Hai gen giống nhau thì tổng hợp nên các phân tử protein khác nhau khi một gen bị đột biến C. Hai gen khác nhau (không bị đột biến) có thể tổng hợp nên các phân tử protein giống nhau D. Khi gen bị đột biến thì sản phẩm protein của nó phải khác với sản phẩm protein của gen bình thường.
Câu 16: Một gen sinh vật nhân sơ. Trong quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pilipeptit đã cần 300 lượt tARN tham gia vận chuyển các acid amin. Số ribonucleotit trên một phân tử mARN. A. 300 B. 301 C. 903 D. 90 Câu 17: Môt gen sinh vật nhân sơ. Trong quá trình dịch mã tổng hợp 1 chuỗi polipeptit đã cần 300 lượt tARN tham gia vận chuyển các acid amin. Biết bộ ba không mã hóa acid amin trên mARN là UAA, tỷ lệ các ribonucleotit A:U:G:X trong các bộ ba mã hóa lần lượt là 2 : 2 : 1 : 1. số nucleotit từng loại của gen quy định chuỗi polipeptit trên là: A. A = T = 600; G = X = 300. B. A = T = 300; G = X = 603. C. A = T = 603; G = X = 300. D. A = T = 900; G = X = 303. Câu 18: Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào, ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n; tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên tạo ra 240 tế bào con. Theo lý thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n? A. 208 B. 212 C. 224 D. 128 Câu 19: Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mà khác nhau? A. 4 B. 64 C. 61 D. 60 Câu 20: Theo Jacop và Môno, các thành phan cấu tạo của Operon Lac gồm: A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). C. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). D. Vùng vận hành (O), nhóm gen cảu trúc, vùng khởi động (P). Câu 21: Có loại đột biến gen thay thế cặp nucleotit nhưng không làm ảnh hưởng đến mạch polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp vì: A. liên quan tới 1 cặp nucleotit. B. đó là đột biến vô nghĩa không làm thay đổi bộ ba. C. đó là đột biến lặn. D. đó là đột biển trung tính. Câu 22: Khả năng đột biến gen xảy ra phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố: A. Đặc điểm cấu trúc của gen B. Giai đoạn sinh lý tế bào. C. Đặc điểm của loại tế bào xảy ra đột biến D. Hậu quả của đột biến. Câu 23: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây: A. Khi tế bào đang còn non B. Khi NST đang đóng xoắn C. Khi ADN tái bản D. Khi ADN phân ly cùng với NST ở kỳ sau của quá trình phân bào Câu 24: Cho các phát biểu sau đây: (1) Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit. (2) ARN polimeraza của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn. (3) Chỉ có 1 loại ARN polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN. (4) Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3'AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. (5) Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phần tư ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Khi nói đến cơ chế di truyền cấp độ phân tử, cho các phát biểu sau đây: (1) Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên mã.
(2) Ở sinh vật nhân chuẩn, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn dịch mã. (3) Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên AND là yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại AND. (4) Ở giai đoạn hoạt hóa acid amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng để acid amin được hoạt hóa và gắn với tARN. (5) ARN polimeraza là enzim trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ. Số phát biểu đúng: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26: Xét một mARN trưởng thành có tỷ lệ các loại ribonucleotit là 1A = 2U = 3G = 4X. Sử dụng enzim sao chép ngược tổng hợp AND mạch kép từ mARN trên, tỷ lệ % A. A= T= 30%, G=X=70%. B. A=T=72 %, G=X =28 %. C. A= T= 15%, G=X=35%. D. A=T=36%, G=X=14%. Câu 27: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên ADN A. Timin B. Xitozin C. Uraxin D. Ađênin Câu 28: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhờ các enzym tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn D. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’ Câu 29: Ở sinh vật nhân thực một gen có thể quy định tổng hợp nhiều loại chuỗi polipeptit khác nhau là nhờ: A. tính thoái hóa của mã di truyền. B. sự kết nối nhiều cách giữa các exon lại với nhau. C. có nhiều sai sót trong quá trình phiên mã và dịch mã. D. sự điều hòa tổng hợp protein diễn ra ở nhiều cấp độ. Câu 30: Việc sử dụng arcidin gây ra dạng đột biến mất hay thêm 1 cặp nuclêôtit có ý nghĩa gì? A. Biết được hóa chất có gây ra đột biến B. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng đột biến này C. Chứng minh độ nghiêm trọng của 2 dạng đột biến này D. Cho thấy quá trình tái bản ADN có thể không đúng mẫu Câu 31: Nhận định nào sau đây là không đúng về thể đột biến? A. Thể đa bội chẵn có độ hữu thụ cao hơn thể đa bội khác nguồn. B. Thể đa bội thường phổ biến ở thực vật, ít có ở động vật. C. Thể đa bội cùng nguồn thường có khả năng thích ứng, chống chịu tốt hơn thể lưỡng bội. D. Thể đa bội lẻ thường bất thụ. Câu 32: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ sau aa1 – tARN (aa1: acid amin đứng liền sau acid amin mở đầu). (5) Riboxom dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa acid amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là: A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).