Content text PHẦN II CÂU HỎI ĐÚNG SAI SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ PHẦN 1 -HS.docx
Câu 4. Hai loài sên Ba (Elysia chlorotica) và Cc (Costasiella kuroshimae) đều sử dụng tảo làm thức ăn và đều sống trong cùng một hệ sinh thái biển. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau để tìm hiểu về những tác động của mật độ sên biển lên mật độ tảo và tốc độ sinh trưởng của chính sên biển. Kết quả cuối cùng được thể hiện trong hai biểu đồ dưới đây. Cho các phát biểu sau đây, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? a. Mối quan hệ giữa tảo và sên biển là quan hệ vật ăn thịt con mồi. b. Hai loài sên Cc và Ba có mối quan hệ hỗ trợ nhau. c. Khi quần thể mới hình thành loài sên Cc có khả năng sinh trưởng cao hơn. d. Khi nguồn thức ăn trong môi trường bị hạn chế, loài Ba có ưu thế cạnh tranh lớn hơn. Câu 5. Ở một đồng ruộng có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn tảo. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ sên biển lên khả năng sinh trưởng của chúng và mật độ của tảo. Số liệu được trình bày như hình, phát biểu nào sau đây đúng hay sai? a. Ở khoảng thời gian 1, loài X có khả năng sinh trưởng kém hơn loài Y. b. Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian. c. Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường suy giảm. d. Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế cạnh tranh lại tăng. Câu 6. Cho các ví dụ sau đây: Vi dụ 1: Khi cây mọc với mật độ quá dày, một số cây không đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ chết đi, Ví dụ 2: Cá pecca châu âu (Perea fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại Ví dụ 3: Cá mòi tập trung thành đàn rất lớn để tránh được sự săn mồi của cá mập. Ví dụ 4: Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai với các ví dụ trên? a. Có 1 ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. b. Có 2 ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. c. Ví dụ 1 và 2 là mối quan hệ làm kích thước quần thể có xu hướng tăng d. Ví dụ 3 và 4 là mối quan hệ có thẻ làm tăng tỉ lệ sinh sản trong quần thể. Câu 7. Tại đại học Michigan, Tiến sĩ Kerry Kriger và Giáo sư Tim James thực hiện nghiên cứu về những thánh thức mà động vật lưỡng cư phải đối mặt, tập trung vào loài nấm chytrid (Batrachochytrium dendrobatidis). Biết rằng loài nấm này khi đã bám vào được các động vật lưỡng cư sẽ tàn phá da các loài để tạo các nang để phát triển và hút chất dinh dưỡng. Thực hiện thí nghiệm ở hai khu vườn có số lượng ếch như nhau với độ tuổi và tỷ lệ sống như nhau. Ở một khu vườn 1, người ta thực hiện rải các bào tử nấm lên mặt đất, ở khu vườn 2 người ta để nguyên bình thường. Đồ thị sau thể hiện số lượng ếch ở hai khu vườn sau khi thực hiện thí nghiệm trong 6 tháng: