PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 8008.THU HÚT HSG KHTN THCS VÀ YÊU THÍCH PHÂN MÔN HÓA HỌC.pdf

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cà Mau, ngày 02 tháng 02 năm 2024 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên sáng kiến: “Giúp HS học tốt môn KHTN ở cấp THCS và yêu thích phân môn Hóa học” - Họ và tên: - Đơn vị công tác: ................................ - Thời gian được triển khai thực hiện: Từ ngày: 05/9/2022 đến ngày 10/01/2024 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến: “Giúp HS học tốt môn KHTN ở cấp THCS và yêu thích phân môn Hóa học” 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI:“Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học, trong quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới. Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp. Để thừa kế và phát huy phương pháp đó cần sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp như thuyết trình, đàm thoại, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, nghiên cứu kết hợp tiến hành thí nghiệm...
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn quan niệm và xác định một điều rằng: ”một trong những mục tiêu quan trọng nhất của nghề dạy học là đào tạo ra những học sinh giỏi và một trong những niềm vui sướng, vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người thầy là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi”. Tôi nhận thấy hiện nay một số giáo viên bộ môn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo lối mòn cũ, chưa vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nên không tạo được sự hứng thú, đam mê cho học sinh trong học tập nói chung và môn học KHTN phân môn Hóa học nói riêng. Trong khi đó, bộ môn Khoa học tự nhiên với một số bài học khá nặng nề lý thuyết khô khan, trừu tượng khiến cho học sinh cảm thấy chán, khó tiếp thu. Do vậy, đứng trước thực tế yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh phải chủ động trong tiếp thu kiến thức mới, nắm và hiểu được kiến thức đã học, nâng cao nhận thức vai trò tự học của bản thân đối với tất cả các môn học chứ không riêng phân môn Hóa học. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tôi đã rút thêm một số kinh nghiệm về vận dụng một số phương pháp dạy học, giúp học sinh phát huy vai trò tự học, thu hút các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi và thích thú học tập môn KHTN, phân môn Hóa học. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm quá trình dạy học Quá trình dạy và học được hiểu là sự tác động qua lại giữa GV và HS có chủ đích được thay đổi một cách có trình tự nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và phát triển nhân cách cho HS; là chuỗi liên tiếp các hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Quá trình dạy và học là một quá trình toàn vẹn bao gồm 3 thành phần không thể thiếu và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: môn học, việc dạy và việc học. Trong nhà trường hoạt động dạy học luôn giữ vị trí trọng tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của nhà trường. Nó mang tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của năm học. Hoạt động dạy học được diễn ra theo một quá trình nhất định được gọi là quá trình dạy học. Quá trình dạy học bao gồm hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của trò. Đây là toàn bộ hoạt động của GV và HS do GV hướng dẫn nhằm giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và từ đó trò được phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học. Như vậy hoạt động dạy học có sự gia công sư phạm của GV để giúp HS nắm nhanh chóng và hiệu quả những tri thức cần đạt được. Tuy nhiên chất lượng của hoạt động dạy học phụ thuộc vào chính hoạt động học của học trò, mọi tác động của người dạy chỉ là tác
động bên ngoài. Những nhân tố trong cấu trúc của hoạt động dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau. Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS và có sự thống nhất biện chứng với nhau, được thực hiện trong nhà trường bằng sự tương tác có tính xã hội và hợp tác giữa dạy và học. Dạy là công việc của GV bao gồm các hoạt động như: tổ chức, thiết kế, chỉ đạo, điều khiển việc lĩnh hội kiến thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, hướng dẫn HS cách thức, phương pháp tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Bản chất của công việc dạy của GV là quá trình tổ chức cho HS nhận thức, là quá trình giúp HS chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển nhân cách toàn vẹn cho HS. Muốn dạy tốt thì GV phải xuất phát từ khái niệm khoa học, xây dựng quy trình dạy học và tổ chức tối ưu các hoạt động dạy và học, thực hiện hoạt động dạy và học đảm bảo được tính liên hệ ngược thường xuyên và bền vững. Học là hoạt động học tập của HS nhằm thu nhận tri thức, bản chất của hoạt động học là quá trình lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo và tích cực dưới sự hướng dẫn của người thầy. Thực chất bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS, và cũng được diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý. Vì vậy, những yếu tố trực quan như các sự vật, hiện tượng có thật hoặc các mô hình, tranh vẽ lời nói giàu hình tượng cả GV giúp HS xây dựng được những biểu tượng về chúng, đó là những tài liệu cảm tính, từ những điều đó và thao tác tư duy của HS mà giúp HS hình thành được các khái niệm khoa học. 1.2. Hứng thú và vai trò của hứng thú trong dạy học a. Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện phổ biến trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân con người với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khi con người có hứng thú về điều gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được con người ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Khi đó xuất hiện ở bản thân mình một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng và cũng tạo ra tâm lý khát khao tiếp xúc đi sâu vào nó. Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng trong sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng. b. Đặc điểm của hứng thú Bình thường con người chỉ hứng thú với những cái mới, chưa được khám phá. Còn những điều đã biết nếu không biết cách đưa nó vào một vị trí khác, thổi vào thêm một điều
mới lạ, tích cực hơn thì sẽ không tạo được hứng thú. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải cái mới nào cũng tạo được hứng thú. Chỉ khi nào con người thấy được cái mới, cái phong phú, tính sáng tạo và triển vọng trong hoạt động của mình thì mới có thể hình thành những hứng thú vững chắc được. Hứng thú của mỗi cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lĩnh hội tri thức ttrong thời đại đó. Hứng thú phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng và phẩm chất nhân cách. Nghĩa là sự liên hệ qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa yêu cầu của đối tượng với yêu cầu của chủ thể tồn tại ở mức độ tương ứng. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những hứng thú ở từng người, từng lứa tuổi. Ví dụ, nếu đối tượng gây cảm xúc cho HS tiểu học chủ yếu là những sự vật, hình ảnh... cụ thể, thì hứng thú của HS THCS và THPT đa dạng và rộng hơn, HS có thể hứng thú với khoa học kỹ thuật, thể thao, chính trị - xã hội. Hứng thú sẽ luôn bền vững và phong phú nếu nó thường xuyên thức tỉnh sự chú ý và ý nghĩa của mỗi cá nhân và ngược lại tính hay thay đổi hứng thú sẽ nói lên phong cách sống chưa được xác định của một người nào đó. c. Sự hình thành hứng thú Sự hình thành hứng thú có thể được diễn ra theo 2 con đường: tự phát và tự giác. Có thể bắt đầu từ sự hấp dẫn của đối tượng làm nảy sinh thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể. Do những cảm xúc này mà chủ thể đi sâu nhận thức đối tượng, hiểu rõ đối tượng mà hình thành hứng thú. Ngược lại, có thể bắt đầu từ việc hiểu rõ tầm quan trọng của đối tượng mà đi sâu nhận thức đối tượng đó, và càng hiểu rõ đối tượng càng cảm thấy hứng thú. Theo nhận xét của A.G. Côvaliôp “Hứng thú có thể được hình thành một cách tự phát vì không có ý thức, do sự vật hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức của đối tượng đó. Quá trình hình thành hứng thú có thể theo hướng ngược lại. Từ chỗ có ý thức về ý nghĩa của đối tượng dẫn đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn”. Trong hứng thú luôn có sự kết hợp giữa nhận thức, xúc cảm để dẫn đến tính tích cực của hành vi là quá trình vận động và phát triển của hứng thú. d. Vai trò của hứng thú trong học tập môn Khoa học tự nhiên Hứng thú học tập là một phần của hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người diễn ra hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức một đối tượng về mặt nội dung, quá trình hoạt động của nó. Hứng thú nhận thức làm cho cá nhân con người không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài của đối tượng mà còn muốn đi sâu vào cái bản chất bên trong của đối tượng. Hứng thú học tập quan hệ chặt chẽ với tính thích tìm tòi khám phá, ham học hỏi của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích có tác động mạnh mẽ tính tích cực của mỗi cá nhân nên khi HS có hứng thú học tập thì trong quá trình học tập HS sẽ tích cực học hơn và hoạt động học diễn ra hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.