Content text 8. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.docx
VẬT LÍ 12/CHƯƠNG III_TỪ TRƯỜNG 1 CHỦ ĐỀ 13: ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Họ và tên…………………………………….……………………………..………Trường…………..………………………….. DẠNG 1: BÀI TOÁN MÁY BIẾN ÁP Câu 1. Một máy biến thế lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là N 1 và N 2 . Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U 1 thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp là U 2 . Công thức nào sau đây là đúng? A. 11 22 UN UN. B. 12 21 UN UN. C. 2 11 2 22 UN UN. D. 11 22 UN UN. Câu 2. Một máy tăng áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N 1 và N 2 . Kết luận nào sau đây đúng? A. 21NN . B. 21NN . C. 21NN . D. 21NN1 . Câu 3. Một máy biến áp lí tưởng đạt hoạt động. Gọi U 1 và U 2 lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở. Nếu máy biến áp này là máy tăng áp thì A. 2 1 1 U U . B. 2 1 U 1 U . C. 2 1 U 1 U . D. 2 1 U 1 U . Câu 4. Máy biến áp là thiết bị A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều. B. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Câu 5. Một máy biến thế có hiệu suất xấp xỉ bằng 100%, có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến thế này A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. B. là máy tăng thế. C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần. D. là máy hạ thế. Câu 6. Một máy tăng áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp mắc với nguồn điện xoay chiều. Tần số dòng điện trong cuộn thứ cấp A. có thế nhỏ hơn hoặc lớn hơn tần số trong cuộn sơ cấp. B. bằng tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. C. luôn nhỏ hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. D. luôn lớn hơn tần số dòng điện trong cuộn sơ cấp. Câu 7. Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình bên). Số chỉ của vôn kế V có giá trí nhỏ nhất khi khóa K ở chốt nào sau đây ? A. Chốt m. B. Chốt q. C. Chốt p. D. Chốt n. Câu 8. Hiện nay công nghệ sạc điện thoại không dây đang trở nên phổ biến vì tính an toàn và tiện lợi của nó. Hình vẽ bên mô tả nguyên lý hoạt động của sạc điện thoại không dây. Đế sạc trang bị cuộn dây N A , pin điện thoại tích hợp với cuộn dây N B . Cuộn dây N A gọi là A. cuộn dây sơ cấp. B. cuộn dây stato.
VẬT LÍ 12/CHƯƠNG III_TỪ TRƯỜNG 2 C. cuộn dây thứ cấp. D. cuộn dây roto. Câu 9. Trong củ (cục) sạc điện thoại chắc chắn có A. nguồn điện một chiều. B. máy hạ áp. C. nguồn điện xoay chiều. D. máy tăng áp. Câu 10. Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N 1 và N 2 . Biết N 1 = 10N 2 . Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều 0uUcost thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là A. 0U 20 . B. 0U2 20 . C. 0U 10 . D. 052U . Câu 11. Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây N 1 và N 2 . Khi mắc hai đầu cuộn N 1 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn N 2 để hở có giá trị là 8 V. Khi mắc hai đầu cuộn N 2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn 1N để hở có giá trị là 2 V. Giá trị U bằng A. 2 V. B. 4 V. C. 16 V. D. 6 V. Câu 12. Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây N 1 và N 2 . Khi mắc hai đầu cuộn N 1 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn N 2 để hở có giá trị là 100 V. Khi mắc hai đầu cuộn N 2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn N 1 để hở có giá trị là 25 V. Giá trị U bằng A. 12,5 V. B. 40 V. C. 50 V. D. 100 V. Câu 13. Một máy biến áp lí tưởng có cuộn sơ cấp gồm 2000 vòng dây được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu thứ cấp để hở là 110 V. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là A. 400. B. 1000. C. 4000. D. 100. Câu 14. Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuốn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp lần lượt là N 1 và N 2 = 120 vòng. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 12 V. Giá trị của N 1 là A.2400 vòng. B. 1200 vòng. C. 2200 vòng. D. 1100 vòng. Câu 15. Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N 1 = 1100 và N 2 . Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6 V. Giá trị của N 2 là A. 30 vòng. B. 300 vòng. C. 120 vòng. D. 60 vòng. Câu 16. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng khi không tải lần lượt là 55 V và 220 V. Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng A. 2. B. 4. C. 1 4 . D. 8. Câu 17. Mạng điện sinh hoạt ở Nhật Bản có hiệu điện thế hiệu dụng là 110 V trong khi ở Việt Nam ta là 220 V. Chiếc đài Sony xách tay từ Nhật Bản về nước ta phải được gắn thêm một máy biến áp nhỏ có tổng số 2400 vòng dây. Cuộn sơ cấp của máy biến áp này có số vòng dây là A.1600 vòng. B.1200 vòng. C. 800 vòng. D.1800 vòng. Câu 18. Điện năng được truyền tải từ trạm phát điện đến tiêu thụ bằng đường dây có điện trở tổng cộng là R. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây là 8 A công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây là 1280 W. Điện trở tổng cộng R của đường dây tải điện là
VẬT LÍ 12/CHƯƠNG III_TỪ TRƯỜNG 3 A.64Ω. B. 80 Ω. C. 20 Ω. D. 160 Ω. Câu 19. Người ta truyền một công suất 500 kW từ một trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây có điện trở tổng cộng là R. Biết công suất hao phí trên đường dây là 10 kW, điện áp hiệu dụng ở trạm phát là 35 kV. Điện trở tổng cộng của đường dây bằng A.55 Ω. B.49 Ω. C. 38 Ω. D. 52 Ω. Câu 20. Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ bằng dây tải một pha dưới điện áp truyền đi là 500 kV. Nếu công suất ở trạm phát 1 MW. Hiệu suất truyền tải đạt 95 %. Tổng điện trở của dây dẫn bằng A. 12,5 kΩ. B. 1,25 kΩ. C. 25 kΩ. D. 2,5 kΩ. Câu 21. Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1 MW. Dòng điện do nó phát ra sau khi được tăng thế lên đến 110 kV sẽ được truyền đi xa bằng dây dẫn có điện trở 20 Ω. Hiệu suất truyền tải điện bằng A. 99,98%. B. 90,67%. C. 99,83 %. D. 97,82 %. Câu 22. Máy phát điện xoay chiều cung cấp công suất 1,2 kW dưới điện áp hiệu dụng 220 V. Điện năng được truyền đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện có điện trở 2,8 Ω. Điện năng hao phí trên đường dây trong 2 giờ là A. 6.10 5 J. B. 2,2.10 5 J. C. 3.10 5 J. D. 1,1.10 5 J. Câu 23. Khi truyền tải điện năng có công suất không đổi đi xa với đường dây tải điện có điện trở R xác định. Để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần thì ở nơi truyền đi phải dùng một máy biến áp lí tưởng có tỉ số vòng dây giữa cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là A.100. B. 10. C. 50. D. 40. Câu 24. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới với công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là A.95%. B. 90%. C. 85%. D. 80%. Câu 25. Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây D 1 và D 2 . Khi mắc hai đầu cuộn D 1 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D 2 để hở có giá trị là 8 V. Khi mắc hai đầu cuộn D 2 vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn D 1 để hở có giá trị là 2 V. Giá trị U bằng A. 8 V. B. 16 V. C. 6 V. D. 4 V. Câu 26. Một máy hạ thế có tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng cuộn thứ cấp là kk1 . Nhưng do không ghi ký hiệu trên máy nên không biết được các cuộn sơ cấp và thứ cấp. Một người đã dùng máy biến thế trên lần lượt đấu hai đầu mỗi cuộn dây của máy vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi U và dùng vôn kế đo điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây còn lại. Kết quả lần đo thứ nhất thu được là 160 V, lần đo thứ 2 là 10 V. Máy đó có có tỉ số k bằng A. 8. B. 2. C. 4. D. 16. Câu 27. Hai máy biến áp lí tưởng M 1 và M 2 có tỉ số số vòng dây của hai cuộn dây lần lượt là 12k10;k8 . Dùng phối hợp cả hai máy biến áp này có thể tăng hiệu điện thế tối đa lên k 12 lần. Giá trị của k 12 bằng A. 2. B. 80. C. 18. D. 1,25.
VẬT LÍ 12/CHƯƠNG III_TỪ TRƯỜNG 4 Câu 28. Truyền tải một công suất điện một pha từ một trạm điện đến đến nơi tiêu thụ sao cho công suất đến nơi tiêu thụ không đổi. Biết điện áp cùng pha với dòng điện. Để hiệu suất truyền tải tăng từ 84% lên 92% thì điện áp hiệu dụng đưa lên dây tải phải tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. giảm 1,41 lần. B. tăng 1,41 lần. C. giảm 1,05 lần. D. tăng 1,35 lần. Câu 29. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một máy biến áp lý tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 V. Ở cuộn thứ cấp nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng thì điện áp đó là 2U, nếu tăng thêm 3n vòng ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây này để hở bằng A. 100 V. B. 200 V. C. 220 V. D. 110 V. Câu 30. Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, rồi dùng vôn kết xác định tỉ số điện áp ở cuộn thứ cấp để hở và cuộn sơ cấp. Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp A. 40 vòng dây. B. 84 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây. Câu 31. Điện năng được truyền từ một trạm phát điện có điện áp 6 kV, đến nơi tiêu thụ cách trạm phát 7,5 km (theo chiều dài đường dây) bằng dây tải điện. Biết công suất điện truyền đi là 100 kW, dây dẫn điện làm bằng kim loại có điện trở suất là 1,7.10 -8 Ω.m, khối lượng riêng 8800 kg/m 3 , hiệu suất của quá trình truyền tải điện này là 90%. Khối lượng kim loại dùng để làm dây tải điện là A. 2805,0 kg. B. 935,0 kg. C. 467,5 kg. D. 1401,9 kg. Câu 32. Một trạm phát điện truyền đi công suất 1 MW bằng dây dẫn có điện trở tổng cộng là 8 Ω, điện áp ở hai cực của máy là 1000 V. Hai cực của máy được nối với hai đầu cuộn sơ cấp của máy tăng áp lí tưởng mà số vòng dây của cuộn thứ cấp gấp 10 lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Hiệu suất quá trình truyền tải là A. 80 %. B. 87 %. C. 92 %. D. 95 %. Câu 33. Một máy phát điện xoay chiều công suất 10 MW, điện áp giữa hai cực máy phát 10kV. Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn có tổng điện trở 40 Ω. Nối hai cực máy phát với cuộn sơ cấp của máy tăng thế còn nối hai đầu cuộn thứ cấp với đường dây. Số vòng dây của cuộn thứ cấp của máy biến áp gấp 40 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp. Hiệu suất của máy biến áp là 90%. Công suất hao phí trên đường dây bằng A. 20,05 kW. B. 20,15 kW. C. 20,25 kW. D. 20,35 kW. Câu 34. Điện năng được tải từ trạm tăng áp tới trạm hạ áp bằng đường dây tải điện một pha có điện trở tổng cộng R = 30 Ω. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy hạ áp lần lượt là 2200 V và 220 V, cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp của máy hạ áp là 100 A. Bỏ qua tổn hao năng lượng ở các máy biến áp. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng áp là A. 2200 V. B. 2500 V. C. 4400 V. D. 2420 V.