Content text Chương 3 - Chủ đề 7 - Bài tập về Từ trường - HS.docx
Chủ đề 7: BÀI TẬP VỀ TỪ TRƯỜNG I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Từ trường, cảm ứng từ, lực từ Từ trường là trường lực gây ra bởi dòng điện hoặc nam châm, là dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong đó. Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. Các đường sức từ của dòng điện thẳng dài với cường độ I: + Có dạng là những đường tròn nằm trong những mặt phẳng vuông góc với dòng điện, có tâm là giao điểm giữa dòng điện và mặt phẳng đó; + Có chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải. Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt nam và đi ra mặt bắc của dòng điện tròn ấy. Cảm ứng từ B→ là một đại lượng vectơ đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực: + Có phương trùng với phương của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đang xét, có chiều từ cực nam sang cực bắc của kim nam châm. + Có độ lớn là: sin F B Il với F là độ lớn của lực tương tác giữa từ trường và đoạn dây dẫn có chiều dài l mang dòng điện có cường độ I, là góc hợp bởi chiều dòng điện và chiều của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều dài l và mang dòng điện với cường độ I ở trong từ trường đều có cảm ứng từ B→ : + Có điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây dẫn. + Có phương vuông góc với đoạn dây dẫn và cảm ứng từ. + Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái. + Có độ lớn: F = BIlsin với là góc hợp bởi dòng điện và chiều cảm ứng từ. 2. Từ thông và cảm ứng điện từ Từ thông qua diện tích S = BScos Trong đó, là góc hợp bởi cảm ứng từ B→ và vectơ pháp tuyến n→ của mặt phẳng có diện tích S. Suất điện động cảm ứng trong mạch điện kín là ce t trong đó, là độ biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi mạch điện kín. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường: sin ceBvl 3. Đại cương về dòng điện xoay chiều Suất điện động cảm ứng xoay chiều trong khung dây dẫn phẳng có diện tích S quay đều với tốc
II– BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ : PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn Mức độ BIẾT – HIỂU Câu 1. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật? A. Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm. B. Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện. C. Hai dòng điện có thể tương tác với nhau. D. Hai dòng điện không thể tương tác với nhau. Câu 2. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích. C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó. Câu 3. Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường. D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 4. Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là A. những đường thẳng song song cách đều nhau. B. những đường cong, cách đều nhau. C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc. D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc. Câu 5. Các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện là các đường A. tròn và là từ trường đều. B. thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều. C. thẳng song song với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều. D. xoắn ốc, là từ trường đều. Câu 6. Người ta thường có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây mang dòng điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây? A. quy tắc bàn tay phải. B. quy tắc cái đinh ốc. C. quy tắc nắm tay phải. D. quy tắc bàn tay trái. Câu 7. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.