Content text 22. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Liên trường Nghệ An - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU - HOÀNG MAI 2 - ĐÔ LƯƠNG 3 - THÁI HOÀ - CỜ ĐỎ - TÂN KÌ -------------------------------- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 – 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954), thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào sau đây? A. Kế hoạch lập “ấp chiến lược”. B. Kế hoạch Giôn xơn-Mácnamara. C. Kế hoạch Na-va. D. Kế hoạch Xtalây - Taylo. Câu 2: Nhằm thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hoạt động nào sau đây? A. Xây dựng nhà máy điện nguyên tử. B. Chủ động tấn công vũ trang. C. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng. D. Xây dựng bia chủ quyền. Câu 3: Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996-2006 xác định nội dung nào sau đây là quốc sách hàng đầu? A. Công nghiệp không khói. B. Bảo vệ môi trường. C. Xuất khẩu lao động. D. Giáo dục và đào tạo. Câu 4: Đầu thế kỉ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt diễn ra nhằm chống lại quân xâm lược nào sau đây? A. Quân Khơ-me đỏ. B. Quân Minh. C. Quân Nam Hán. D. Quân Tây Ban Nha. Câu 5: Năm 1922, lịch sử thế giới ghi nhận sự kiện quan trọng nào sau đây? A. Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. C. Tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập. D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. Câu 6: Nội dung nào sau đây là bối cảnh ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập. B. Xu thế khu vực hóa trên thế giới đã xuất hiện. C. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã tan rã và sụp đổ. D. Liên Xô lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Câu 7: Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lĩnh vực nào sau đây là trọng tâm? A. Kinh tế. B. Xã hội. C. Thể thao. D. Văn hóa. Câu 8: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã giành chính quyền từ tay kẻ thù nào sau đây?
Trang 2 A. Phát xít Nhật. B. Phát xít Đức. C. Đế quốc Mỹ. D. Thực dân Anh. Câu 9: Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Thực hiện cải cách ruộng đất. B. Xây dựng Mặt trận Việt Minh. C. Khởi nghĩa giành chính quyền. D. Đấu tranh chống phát xít Nhật. Câu 10: Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967? A. Nhật Bản. B. Ba Lan. C. Thái Lan. D. Trung Quốc. Câu 11: Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986 đến nay) đạt được thành tựu nào sau đây? A. Vươn lên trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới. B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh. C. Đã giải quyết triệt để mọi vấn đề về ô nhiễm môi trường. D. Việt Nam trở thành một trong những “con rồng” kinh tế châu Á. Câu 12: Sau khi trật tự hai cực lanta sụp đổ, quốc gia nào sau đây ra sức thiết lập trật tự thế giới đơn cực? A. Mỹ. B. Triều Tiên. C. Lào. D. Mianma. Câu 13: Đối với thế giới, sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch. B. Trở thành biểu tượng và chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới. C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La-tinh. D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Câu 14: Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Các nước tư bản chủ nghĩa chi phối thế giới. B. Các nước thắng trận thống trị nước bại trận. C. Thế giới phân thành hai cực, hai phe đối lập. D. Trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối. Câu 15: Nguyên nhân chủ quan nào sau đây đã làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. B. Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Quân Đồng Minh đã đánh bại phát xít Nhật, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. D. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Pháp. Câu 16: Trong giai đoạn 1967-1976, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) coi trọng vấn đề chính trị-an ninh vì một trong những lí do nào sau đây? A. Mỹ bắt đầu có những hành động can thiệp, dính líu vào Đông Dương. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đã và đang tác động sâu sắc đến nhiều nước.
Trang 4 (Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46) Đoạn tư liệu trên phản ánh vai trò nào sau đây của tổ chức Liên hợp quốc? A. Thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa trên thế giới. B. Phát triển văn hóa, xã hội các nước thành viên. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính quốc tế D. Đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Câu 23: Thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay đã cho thấy A. kinh tế là nhân tố quyết định bản chất và sự ổn định của chế độ chính trị. B. sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. C. hội nhập quốc tế là điều kiện tiên quyết của tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. D. đổi mới chính trị luôn đi trước đề mở đường cho đổi mới kinh tế. Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam? A. Là nguồn chi viện về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. B. Là nơi dừng chân của lực lượng vũ trang sau các chiến dịch. C. Là nơi tạo những tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới. D. Là nơi xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện cho tiền tuyến. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm". (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2024, tr.19). a) Thành công của quá trình thực hiện đường lối đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. b) Quan điểm của Tổng Bí thư là sự tổng kết lý luận, thực tiễn sâu sắc, nhất quán về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta trong tình hình mới. c) Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn. d) Giá trị phát triển vì con người theo quan điểm của Tổng Bí thư thể hiện ở việc đảm đảm tiến bộ, công bằng xã hội, đi đôi với phát triển kinh tế và xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu nghèo. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu sau đây: