Content text H. Giáo án Sử 10 Kết nối tri thức-Cả năm LH 0969325896 web: tailieugiaovien.edu.vn.pdf
Tailieugiaovien.edu.vn Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể. - Giải thích được khái niệm Sử học. - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể. - Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học. - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản). - Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử. 2. Năng lực - Năng lực chung: ● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. ● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. - Năng lực riêng: ● Rèn luyện kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,...sự kiện, quá trình lịch sử liên
Tailieugiaovien.edu.vn quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống, bài tập nhận thức mới. ● Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của chương trình môn học, SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS. - Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm. - Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học. b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Tailieugiaovien.edu.vn c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự kiện, quá trình lịch sử Việt Nam gắn với cây cầu Long Biên. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên (Hà Nội) trong SGK trang 6 và trả lời câu hỏi: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Cầu Long Biên gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, với cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, gắn với trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972,... - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Tailieugiaovien.edu.vn - GV dẫn dắt vào bài học: Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội được xây dựng trong thời gian từ năm 1898 đến năm 1902. Trong suốt hơn một thế kỉ qua, cây cầu này đã “chứng kiến” nhiều sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng của Thủ đô và đất nước. Cây cầu chính là một hiện vật lịch sử. Việc khai thác thông tin từ những hiện vật như vậy có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học đầu tiên của môn học Lịch sử 10 – Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?” a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nêu được khái niệm lịch sử theo hai nghĩa. - Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục, đọc Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.7, 8, làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Sản phẩm học tập: HS nêu, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và ghi được vào vở khái niệm lịch sử theo hai nghĩa; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV liên hệ, gợi mở cho HS: Sự vật tồn tại xung quanh chúng ta (dụng cụ, công cụ lao động, đơn vị, tổ chức,...) đều có quá trình hình thành, thay đổi, phát triển theo thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.7 và 1. Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?” - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. - Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa