Content text A 109.022_LS Triet Tay hiện đại_Nguyen Trong Vien.pdf
2 8. J.K. Melvil, Các Con Đường của Triết Học Tây Phương Hiện Đại, Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm dịch, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1997. Mai Văn Hùng, Tổng Quan Lịch Sử Triết Học Tây Phương Hiện Đại, Tu Thư Đại Học Đà Lạt, 1975, Ronéo ***** 1. TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI Từ ngữ Triết Học Hiện Đại bao gồm tất cả những học thuyết hiện còn đang có ảnh hưởng trong cuộc sống xã hội hiện nay. Khi triết học chuyển biến từ giai đoạn này trong giai đoạn khác, thì bao giờ cũng vậy, chúng ta không có được một vạch phân chia rõ ràng, cả theo thời gian cũng như theo nội dung các học thuyết. Trong khi triết học cận đại kéo dài cho đến hết thế kỷ XIX, thì một số trào lưu, theo cái nhìn hiện tại, thuộc triết học hiện đại đã bắt đầu trong thế kỷ đó và kéo dài cho đến hiện nay. 1. Khái quát về hành trình của triết học Cận Đại Khi chối bỏ một thế giới ổn định trong sự sắp xếp của thiên Chúa của thời Trung Cổ, con người bước vào một cuộc phiêu lưu mới. Thời Phục Hưng làm sống lại một chủ nghĩa nhân bản Hy La, một nền văn minh không có sự can thiệp sâu xa và bao trùm của Thượng Đế, và mở ra một thế giới bao la với biết
3 bao điều kỳ diệu đang chờ đợi. Con người thời Cận Đại càng ngày càng tự hào về bản thân mình, đặc biệt là lý trí của mình, và không còn muốn nại đến quyền giám hộ của Thiên Chúa nữa. Vị thế của Thiên Chúa xa dần và rồi đi đến chỗ mất hút trong chủ nghĩa vô thần. Trong niềm hứng khởi mới, con người thời Cận đại vừa hết sức lạc quan, lại cũng vừa bắt đầu nhen nhúm một chút hoang mang. Montaigne (1533-1592) khởi xướng một tinh thần độc lập của con người. Con người sống bằng chính những gì mình suy xét và phán đoán chứ không phải bằng niềm tin nơi một Đấng nào khác. Ông không chối bỏ sự hiện hữu của thiên Chúa, nhung không thấy cần đến Ngài trong hành trình cuộc đời nữa. Con người tự tìm hiểu chính mình, tự bằng lòng với chính mình và tự phê phán chính mình. Trào lưu mang tình Montaigne ấy, vào thế lye XVII, tựo nên mộty niềm tìn tưởng vào khả năng của con người, nhất là khả năng của lý trí con người. Trào lưu ấy được hỗ trợ bằng một loạt các phát minh khoa học như phát minh của Kepler, Newton. Descartes... Các nhà khoa học ấy đã nhận ra tầm quan trọng của những định luật tương đối giản dị và vững chắc, có thể biểu thị bằng một hình thức toán học. Những định luật giản dị ấy có khả năng giải thích hết mọi biến chuyển lớn của vũ trụ. Niềm phấn khởi do khoa học thực nghiệm mang lại, ban đầu thể hiện trong các bộ môn “khoa học tự nhiên”; rồi dần dần “lấn sân” đến cả những vấn đề nhân văn và siêu hình trong cuộc sống con người, cả trong lãnh vực luân lý, chính trị, lẫn lãnh vực tôn giáo. Với niềm tin như thế, vào thế kỷ XVIII sau đó, người